MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Phân biệt những điểm khác nhau giữa biên chế và hợp đồng lao động

Minh Hương LDO | 25/09/2022 21:00
Dưới đây là những điểm khác nhau giữa tinh giản biên chế và hợp đồng lao động.

Mặc dù biên chế là từ được khá nhiều người dùng cũng như xuất hiện khá nhiều trong các văn bản về cán bộ, công chức, viên chức nhưng tại Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức hay trong các văn bản về tinh giản biên chế… không hề có định nghĩa cụ thể biên chế là gì.

Tuy nhiên, tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 108/2014/NĐ-CP quy định về giải thích từ ngữ như sau:

Biên chế sử dụng trong Nghị định này được hiểu gồm: biên chế cán bộ, biên chế công chức, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và lao động hợp đồng được cấp có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật.

Theo đó, các đối tượng hiện nay áp dụng biên chế gồm biên chế cán bộ, biên chế công chức, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và lao động hợp đồng được cấp có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật.

Hợp đồng lao động được ký kết theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, phù hợp với các quy định của pháp luật lao động.

Hợp đồng lao động bao gồm các loại: hợp đồng lao động không xác định thời hạn; hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; hợp đồng lao động theo mùa, vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Biên chế và hợp đồng lao động sẽ được phân biệt như sau:

Về vị trí công việc:

Đối với biên chế: Vị trí công việc lâu dài hay vô thời hạn được quốc hội, chính phủ hoặc hội đồng nhân dân các cấp phê duyệt trong các nghị quyết về quy hoạch các chức danh trong bộ máy nhà nước.

Đối với hợp đồng lao động:

Công việc theo hợp đồng lao động có thể không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn.

Đặc biệt, đối với hợp đồng xác định thời hạn, cá nhân chỉ làm việc trong một thời hạn nhất định.

Điều đó đồng nghĩa hết thời hạn này, cá nhân đó phải nghỉ việc và tìm công việc mới nếu đơn vị tuyển dụng không ký tiếp hợp đồng.

Chủ thể tham gia ký kết:

Đối với biên chế: Người sử dụng lao động luôn phải là Nhà nước.

Đối với hợp đồng lao động: Người sử dụng lao động không bắt buộc là Nhà nước.

Chế độ đãi ngộ:

Biên chế: Được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, các quyền lợi, chế độ đãi ngộ và các khoản phụ cấp khác.

Hợp đồng lao động: Hưởng các chế độ đãi ngộ nếu trong hợp đồng các bên có thỏa thuận.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn