MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội phối hợp đẩy mạnh thanh tra các doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm xã hội. Ảnh: BHXH Hà Nội

Quận Hoàng Mai có tỉ lệ nợ BHXH cao nhất thành phố Hà Nội

Hà Anh LDO | 09/10/2023 09:17

Theo Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội, tính đến hết tháng 9.2023, toàn thành phố có 83.243 đơn vị chậm đóng, số tiền chậm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) phải tính lãi là 1.861,5 tỉ đồng.

Đến hết tháng 9.2023, toàn thành phố 2.011.207 người tham gia BHXH bắt buộc trên toàn thành phố, đạt 94,81% kế hoạch; 7.791.368 người tham gia BHYT, đạt 98,14% kế hoạch và đạt tỉ lệ bao phủ BHYT trên địa bàn thành phố là 93,29% dân số và 78.338 người tham gia BHXH tự nguyện, đạt 76,15% kế hoạch (5 đơn vị có số người tham gia BHXH tự nguyện tăng cao nhất thành phố: Ba Đình, Thường Tín, Long Biên, Thanh Trì, Bắc Từ Liêm).

Tổng số thu trên toàn thành phố là 43.468,7 tỉ đồng, đạt 72,15% kế hoạch BHXH Việt Nam giao và tăng 14% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, 5 đơn vị có tỉ lệ thu cao nhất thành phố là: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Văn phòng thành phố, Long Biên, Nam Từ Liêm.

BHXH thành phố cũng tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, phối hợp với các sở, ngành trong triển khai thực hiện Đề án 06 của Chính phủ, tích cực hưởng ứng phong trào chuyển đổi số trong cài đặt ứng dụng VneID, bổ sung căn cước công dân (CCCD) gắn chíp, cũng như trong thực hiện liên thông đăng ký khai sinh, cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi với 56.446 trường hợp; liên thông đăng ký khai tử, trợ cấp mai táng phí đối với 484 trường hợp;

Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia để xác nhận và chi trả quá trình đóng BH thất nghiệp cho 28.039 người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp; xác thực dữ liệu CCCD với thẻ BHYT, đã có 6.738.082 người có thẻ BHYT trên địa bàn thành phố đã được đồng bộ có thể sử dụng căn cước công dân để đi khám, chữa bệnh; phối hợp với ngành Y tế về cấp giấy chứng nhận khám sức khoẻ theo Đề án 06 cho 86.597 trường hợp.

Đồng thời, đảm bảo tốt quyền lợi cho người tham gia BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn thành phố. 9 tháng đầu năm, BHXH thành phố thực hiện chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH cho 581.036 người thụ hưởng với 28.668 tỉ đồng; thực hiện giải quyết các chế độ ngắn hạn và trợ cấp thất nghiệp cho 477.046 lượt người.

Thời gian qua, BHXH thành phố Hà Nội cũng đảm bảo quyền lợi khám, chữa bệnh BHYT cho 9,1 triệu lượt khám, chữa bệnh; chi phí khám chữa bệnh BHYT là 16.256 tỉ đồng. Tỉ lệ liên thông dữ liệu khám, chữa bệnh BHYT đúng ngày của Hà Nội đạt 96,7%.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực trên, BHXH thành phố Hà Nội cũng đề cập đến khó khăn, vướng mắc trong việc thu nợ BHXH, BHYT, BHTN. Tính đến hết tháng 9.2023, toàn thành phố có 83.243 đơn vị chậm đóng, số tiền chậm đóng BHXH phải tính lãi là 1.861,5 tỉ đồng. Trong đó, 5 đơn vị có tỉ lệ nợ cao nhất thành phố: Hoàng Mai (16,33%), Hà Đông (15,75%), Thanh Trì (14,63%), Thanh Xuân (13,98%), Bắc Từ Liêm (13,89%).

Trước tình trạng trên, BHXH thành phố đã thực hiện thanh tra, kiểm tra tại 3.293 đơn vị sử dụng lao động và thu hồi được 287,2 tỉ đồng (đạt 79,7%). Bên cạnh đó, qua công tác thanh tra chuyên ngành, phối hợp thanh tra liên ngành.

BHXH thành phố, các sở, ngành và UBND quận, huyện, thị xã đã phát hiện, xử phạt và kiến nghị UBND thành phố xử phạt hành chính hành vi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN theo thẩm quyền đối với 71 đơn vị đóng trên địa bàn, tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính là hơn 5,468 tỉ đồng.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn