MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Người dân phản ánh tình trạng sạt lở bờ sông nhưng chưa có biện pháp khắc phục. Ảnh: Thanh Chung

Quảng Nam: Sạt lở bờ sông, "nuốt chửng" hàng chục hecta đất của người dân

Thanh Chung LDO | 11/03/2021 17:42

Tình trạng sạt lở bờ sông ở Quảng Nam ngày càng nghiêm trọng, xảy ra liên tiếp nhiều năm nay, khiến hàng chục hecta đất sản xuất và công trình do người dân xây bị cuốn trôi.

Bà Nguyễn Thị Nga (45 tuổi, trú thôn Lạc Thành Đông, xã Điện Hồng) cho biết, tình trạng sạt lở bờ sông sông Bình Phước - đoạn thị xã Điện Bàn diễn ra hơn 10 năm nay. Nhiều diện tích đất ven sông canh tác rau màu của gia đình bà và các hộ dân khác giảm dần qua từng mùa lũ.

Sạt lở bờ sông, nhiều hecta đất sản xuất của người dân bị "nuốt chửng" và đe dọa nhiều công trình kiên cố. Ảnh: Thanh Chung

“Mỗi mùa mưa lũ, từng lớp đất dọc bờ sông bị cuốn trôi ăn sâu vào đất liền. Hai láng trại của tôi được xây dựng kiên cố nhưng cũng bị dòng nước cuốn trôi. Ngoài ra, gia đình tôi có khoảng 6 sào đất để canh tác nhưng do sạt lở nhiều lần nay chỉ còn lại 2 sào đất” – bà Nga nói.

Người dân đã báo cáo lên chính quyền xã Điện Hồng, nhưng đến nay vẫn chưa thấy các ngành chức năng có biện pháp giảm nguy cơ sạt lở đất canh tác của bà con.

Tương tự, sông Vĩnh Điện (đoạn qua phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn) cũng khi sạt lở đã khiến hộ dân ở khối phố Tứ Câu và Ngân Câu, phường Điện Ngọc phải di dời đến nơi ở mới.

Ông Nguyễn Văn Hồng- Phó Chủ tịch UBND xã Điện Hồng cho biết, tình trạng sạt lở ven sông này đã xảy ra trong 20 năm qua, ăn sâu vào trong bờ khoảng 700m, di dời khoảng 50 hộ dân ở thôn Lạc Thành Đông đến chỗ ở khác. Từ năm 1999 đến nay đã có khoảng 25 ha đất hoa màu của nhân dân bị sụp đổ xuống sông bồi lấp sang bờ đối diện, khiến dòng sông bị thay đổi dòng chạy và uốn cong, trung bình mỗi năm sạt lở vào trong bờ từ 5 đến 10 mét.

Ông Nguyễn Đức Chơi -Trưởng phòng Kinh tế thị xã Điện Bàn tình trạng sạt lở này, tuy nhiên kinh phí xây kè quá lớn so với nguồn lực của thị xã. Lãnh đạo thị xã cũng làm văn bản gửi cho UBND tỉnh Quảng Nam và tỉnh gửi ra Trung ương nhưng đến nay vẫn rất khó. Ước tính nếu làm kè cứng kiên cố toàn bộ điểm sạt lở trên địa bàn thị xã phải cần khoảng 1.000 tỉ đồng.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn