MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Tranh của Đan.

Quấy rối tình dục nơi làm việc: Tiến tới hoàn thiện khung pháp lý

Nhóm PV LDO | 04/07/2020 06:00
Dự thảo Nghị định quy định về chính sách đối với lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới đã có nội dung phòng, chống quấy rối tình dục nơi làm việc. Các chuyên gia mong rằng vấn đề này sẽ bị lên án mạnh mẽ và sẽ được giải quyết tốt hơn.

Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội Khuất Thu Hồng - cho biết, năm 2012, lần đầu tiên quấy rối tình dục được đưa vào với quy định nghiêm cấm quấy rối tình dục nơi làm việc, người lao động bị quấy rối tình dục có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không thể báo trước…

Đến năm 2019, Luật Lao động sửa đổi tiến xa hơn 1 bước khi có quy định thế nào là quấy rối tình dục. Có định nghĩa này giúp cho việc xử lý tiến thêm 1 bước khi có quy định cụ thể hơn.

"Mới đây, trong dự thảo Nghị định quy định lao động nữ và bình đẳng giới có hẳn một chương quấy rối tình dục quy định rất chi tiết. Qua đó, vấn đề này được đưa lên mạnh mẽ và trông đợi vấn đề này được giải quyết tốt hơn" - bà Hồng nhấn mạnh.

Trao đổi với phóng viên, bà Elisa Fernandez Saenz-Trưởng đại diện UN Women Việt Nam (Cơ quan Liên Hợp Quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ) - cho biết, Việt Nam đã bắt đầu nhận ra sự cần thiết trong việc ngăn chặn và ứng phó với quấy rối tình dục và các hình thức bạo lực tình dục khác đối với phụ nữ. Tuy nhiên, việc thúc đẩy các điều khoản và nỗ lực giám sát này về cơ bản vẫn bị hạn chế.

Theo Trưởng đại diện UN Women Việt Nam, quấy rối tình dục tại nơi làm việc bị cấm trong Bộ luật Lao động 2012. Tuy nhiên, luật quy định không cụ thể, khiến việc thực thi trở thành một nhiệm vụ khó khăn. Do đó, phần lớn các công ty ở Việt Nam không có chính sách về ngăn chặn quấy rối tình dục.

Bộ luật Lao động 2019 xác định rõ ràng định nghĩa về quấy rối tình dục và yêu cầu chính phủ xây dựng hướng dẫn để đảm bảo việc thực thi việc cấm hành vi quấy rối tình dục trong Bộ luật Lao động.

"Là một văn bản ràng buộc pháp lý, Nghị định trên đóng vai trò quan trọng đối với lợi ích và nghĩa vụ của người sử dụng lao động để bảo vệ nhân viên và tạo ra môi trường làm việc an toàn. Giải quyết hành vi quấy rối tình dục có thể tránh các thiệt hại về kinh tế và năng suất làm việc do bạo lực giới tại nơi làm việc" - bà Elisa Fernandez Saenz nói.

Về quấy rối tình dục được quy định trong Dự thảo Nghị định quy định về chính sách đối với lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới, Trưởng đại diện UN Women Việt Nam kiến nghị, Nghị định cần đảm bảo rằng người sử dụng lao động có trách nhiệm giữ an toàn cho nhân viên của họ khỏi quấy rối tình dục tại nơi làm việc bằng cách ngăn chặn và xử lý các khiếu nại của quấy rối tình dục.

"Bên cạnh đó, Nghị định cần đảm bảo rằng thủ phạm phải đối mặt với các biện pháp kỷ luật và người sử dụng lao động phải đối mặt với các khoản phạt hành chính hoặc phải bồi thường cho nạn nhân vì không bảo vệ được nhân viên của mình"-bà Elisa Fernandez Saenz nhấn mạnh.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn