MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Tổ chức họp kiểm điểm là bước đầu tiên trong trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với công chức có hành vi vi phạm. Ảnh minh họa: Bảo Hân

Quy trình tiến hành tổ chức cuộc họp kiểm điểm công chức

Thục Quyên (T/H) LDO | 26/08/2024 20:11

Tổ chức họp kiểm điểm là bước đầu tiên trong trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với công chức có hành vi vi phạm.

Khoản 3 Điều 26 Nghị định 112/2020/NĐ-CP (sửa đổi tại Khoản 12 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP) quy định quy trình tiến hành tổ chức cuộc họp kiểm điểm công chức như sau:

- Người chủ trì cuộc họp tuyên bố lý do cuộc họp, thông báo hoặc ủy quyền cho cơ quan tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ thông báo các nội dung: tóm tắt về quá trình công tác; hành vi vi phạm; các hình thức xử lý đã ban hành (nếu có); thời điểm xảy ra hành vi vi phạm, thời điểm phát hiện hành vi vi phạm; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của người có hành vi vi phạm; thời hiệu và thời hạn xử lý theo quy định của pháp luật;

- Người có hành vi vi phạm trình bày bản kiểm điểm, trong đó nêu rõ hành vi vi phạm và tự nhận hình thức kỷ luật.

Trường hợp người có hành vi vi phạm có mặt tại cuộc họp nhưng không làm bản kiểm điểm hoặc vắng mặt nhưng có giấy đề nghị tổ chức cuộc họp vắng mặt thì cuộc họp kiểm điểm vẫn được tiến hành.

Trường hợp người có hành vi vi phạm vắng mặt ở cuộc họp theo thông báo triệu tập lần thứ 2 thì cuộc họp kiểm điểm vẫn được tiến hành.

- Thành viên tham dự cuộc họp phát biểu, nêu rõ ý kiến về các nội dung quy định tại điểm a khoản 3 Điều 26 Nghị định 112/2020/NĐ-CP. Tại cuộc họp này không tiến hành biểu quyết, bỏ phiếu;

- Người chủ trì cuộc họp kết luận.

Nội dung cuộc họp kiểm điểm phải được lập thành biên bản.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn