MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Căn nhà anh N. mua của ông H. 550 triệu đồng, nhưng ghi trên hợp đồng chuyển nhượng 120 triệu đồng. Ảnh: Nhật Hồ

Rủi ro mua nhà đất khi ghi số tiền trên hợp đồng thấp hơn giá trị thật

NHẬT HỒ LDO | 12/04/2021 17:57
Anh H.V. N (huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) mua nhà đất với giá 550 triệu đồng. Khi ra công chứng ghi 120 triệu đồng. Anh trả 300 triệu đồng, còn lại lấy chính sổ nhà đất đã mua vay ngân hàng trả tiếp. Tuy nhiên, anh đang đối mặt với phiên tòa tranh chấp hợp đồng sang nhượng nhà và đất do bị "lật kèo".

Anh N. trình bày, anh nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở, quyền sử dụng nhà ở (nhà, đất) của ông L.T.H với giá thỏa thuận là 550 triệu đồng.

Ngày 4.6.2018, hai bên ra công chứng thỏa thuận tổng giá trị tài sản nhà, đất chuyển nhượng 120 triệu đồng.

Ngày 8.6.2018, anh N. trả cho ông H. 300 triệu đồng, hẹn chừng nào sang tên xong, anh thế chấp chính căn nhà và đất vay ngân hàng rồi chuyển tiếp. Hai bên cùng nhau ký giấy nhận nợ tại một Văn phòng công chứng ở tỉnh Bạc Liêu. Anh N. trả 300 triệu đồng tiền mặt, còn lại 250 triệu đồng tiếp tục nhận nợ đến khi ngân hàng giải ngân.

Ngày 11.6.2018 anh vay được tiền tại ngân hàng với số tiền 300 triệu đồng. Cán bộ ngân hàng chuyển hết số tiền 300 triệu đồng cho ông H. theo ủy nhiệm chi của anh N. Anh đòi lại ông H. 50 triệu đồng, nhưng ông H. không trả.

Những tưởng giao dịch đã hoàn thành, anh N. dọn vào nhà ở từ tháng 6.2018 đến nay. Tháng 6.2020, ông H. cho rằng anh N. chưa trả số tiền 300 triệu đồng nên đòi. Hai bên không thỏa thuận được nên cùng nhau kiện ra Tòa án nhân dân huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu.

Ngày 12.4, thẩm phán Nguyễn Duy Khanh, Tòa án nhân dân huyện Vĩnh Lơi, tỉnh Bạc Liêu xác nhận đã thụ lý vụ án và chuẩn bị xét xử tranh chấp hợp đồng mua bán nhà, đất giữa anh N. và ông H.

Anh N. cho rằng sở dĩ giá trị ghi trên hợp đồng thấp hơn giá trị giao dịch mua bán là do anh chịu thuế chuyển nhượng quyền sử dụng nhà, đất, các loại phí.

Còn việc trả một phần, còn một phần khi chuyển sang tên anh rồi anh thế chấp chính giá trị tài sản đó để vay rồi trả là có sự thỏa thuận của hai bên.

Liên quan đến vụ việc này, đại diện một văn phòng công chứng tại Bạc Liêu cho biết: Việc giao dịch mua bán nhà, đất ghi hai mệnh giá hiện nay khá phổ biến. Điều này tiềm ẩn rủi ro khi xảy ra tranh chấp. Mà trường hợp của anh N. là điển hình.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn