MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Học sinh chán học Lịch sử là do học sinh đang chán cách dạy môn Lịch sử trên nhà trường. Ảnh HN

Thi vào lớp 10: Nếu chỉ là “học thuộc” thì nên bỏ thi môn Lịch sử

Thuỳ Chi (Hà Nội) LDO | 14/05/2021 19:07
Học sinh chán học Lịch sử là bởi cách dạy chứ không học sinh nào chán lịch sử dân tộc. Nếu Lịch sử chỉ đơn thuần là môn “học thuộc” thì tốt nhất là nên bỏ thi môn lịch sử đi nhất là trong bối cảnh COVID-19 và phải học trực tuyến hiện nay.

Vì sao? Tôi xin nêu mấy lý do sau đây.

Thứ nhất, thêm môn thứ 4 (Lịch sử) không đánh giá đầy đủ năng lực học tập toàn diện của học sinh lớp 9. Đólà căn cứ vào thực tế học tập của học sinh bây giờ. Cứ cho 3 môn Toán Văn Anh là bắt buộc học và có thể là các môn nền tảng không cần bàn cãi đi thì môn Lịch sử sẽ đánh giá năng lực gì của học sinh đây? Duy nhất là năng lực học thuộc. Mình không phủ nhận là có những em học sinh yêu thích môn Sử nhưng thử hỏi, số lượng ấy là bao nhiêu? Thi xong rồi, có bao nhiêu em sẽ nhớ những gì các em sẽ học thuộc. Tác giả John Vũ trên mục Góc nhìn của Vnexpress cho rằng: chỉ nghe, các em sẽ quên 80% tài liệu trong vài giờ đầu. Nếu đọc và nghe, các em sẽ quên 60%. Nhưng nếu đọc, nghe và thảo luận, trả lời câu hỏi của người khác và giải thích lại cho bạn khác về chủ đề đó, các em chỉ quên 20% tài liệu.

Tại sao? Điều các em nghe từ bài giảng của thầy là tri thức của thầy, không phải của trò. Điều các em đọc và nghe chỉ là thông tin mang máng trong đầu vì nó chưa được tổ chức lại. Chỉ khi em nghĩ về nó, tổ chức nó để bàn luận, giải thích và đưa ra quan điểm của riêng mình, nó được tiêu hóa và trở thành tri thức của chính em.

Bao nhiêu kiến thức lịch sử ấy sẽ ở lại với các em học sinh lớp 9 nếu các dạy và học vẫn là học thuộc? Vậy nhất định phải thêm môn thứ 4 để làm gì? Nếu không phải Lịch sử thì môn học nào thay thế đươc?

Thứ hai, trong hoàn cảnh COVID-19 và phải học trực tuyến, chất lượng học tập đương nhiên sẽ giảm sút. Nói gì thì nói, học online không thể hiệu quả như trực tiếp được. Đã thế lại còn ôn thi nữa. Xu thế thì có, nhưng những bất cập từ online cũng không nhỏ. Chưa kể áp lực thi cử công lập của 3 môn kia đã rất lớn, thêm áp lực của mộn Lịch sử liệu có đáng không?

Thứ ba, nhìn rộng hơn, môn Lịch sử giúp ích gì cho những đứa trẻ đang chuẩn bị bước vào cấp 3? Cứ cho kiến thức của môn Sử giúp đứa trẻ đang nhận thức được Lịch sử dân tộc đi (điều vô cùng cần thiết), thì điều này phải đến từ việc đổi mới cách dạy và học tư trong nhà trường để tạo cảm hứng cho Học sinh yêu thích học Sử. Có một kiến nghị rất hay "Học sinh không có lỗi khi điểm Sử thấp". Có em đưa ra quan điểm là: Lịch sử là người thầy của tương lai thế nhưng trong xã hội Việt Nam ngày hôm nay hình như người thầy này đang dần đánh mất vị thế và vị trí quan trọng của mình. Em ấy lập luận rằng, giá trị căn bản của lịch sử không nằm ở những con số, không phụ thuộc vào học sinh nhớ được bao nhiêu cái tên hay mốc thời gian mà nằm ở việc họ có cảm nhận được những giá trị lịch sử rằng ngày hôm nay của học sinh được đánh đổi bằng bao nhiêu xương máu của cha ông hay không… Học sinh chán học Lịch sử là do học sinh đang chán cách dạy môn Lịch sử trên nhà trường.

Vậy thì thay vì vẫn ép các em ấy học thuộc để thi, tại sao Ngành giáo dục không sửa mình trước?

Thực ra còn vô vàn lý do khác nữa, như các địa phương khác vẫn thi 3 môn có sao đâu, tại sao HN phải thi 4 môn, hay đổi mới Kỳ thi theo hướng đánh giá Năng lực thay vì điểm số... tuy nhiên đó là Hướng nhìn xa và giải pháp của các Nhà quản lý giáo dục. Với tư cách của 1 phụ huynh có con đang chuẩn bị cho kỳ thi trước mắt, mình vẫn mong các thầy cô giáo của Sở GD Hà Nội đặt mình vào vị trí của học sinh, của cha mẹ và cuả bối cảnh xã hội để có Quyết định "hợp thời" hơn là khăng khăng giữ quyết định Vẫn thi 4 môn theo Kế hoạch trong đó có môn Lịch sử.

(Bài viết thể hiện góc nhìn của tác giả)

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn