MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Ai cũng có quyền xác định lại dân tộc của mình. Ảnh minh họa: Thu Thuỷ.

Thủ tục xác định lại dân tộc mới nhất

HƯƠNG NHA LDO | 15/04/2023 17:57
Mỗi cá nhân đều có quyền xác định lại dân tộc của mình. Thủ tục xác định lại dân tộc được quy định tại  Điều 28 Luật Hộ tịch năm 2014. 

Theo Khoản 3 Điều 29 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định hai trường hợp được xác định lại dân tộc theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ nếu:

- Cha mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau.

- Con nuôi đã xác định được cha đẻ, mẹ đẻ của mình.

Căn cứ Điều 28 Luật Hộ tịch năm 2014, thủ tục xác định lại dân tộc thực hiện như sau:

Hồ sơ cần chuẩn bị

- Tờ khai xin xác định lại dân tộc theo mẫu.

- Giấy tờ chứng minh việc thay đổi dân tộc. Trong đó, có thể kể đến các loại giấy tờ sau đây: Giấy khai sinh, giấy xác nhận nhận con nuôi, Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân của cha mẹ đẻ…

Hồ sơ cần xuất trình

- Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân của người yêu cầu.

- Giấy khai sinh của người xin xác định lại dân tộc.

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ xin xác định lại dân tộc gồm:

- Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh trước đây.

- Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người yêu cầu thực hiện thủ tục xác định lại dân tộc.

Thời gian giải quyết

Thời gian cấp có thẩm quyền giải quyết yêu cầu thủ tục xác định lại dân tộc là 3 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan này nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Nếu cần xác minh thì thời gian này sẽ kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.

Lệ phí 

Theo quy định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, mỗi tỉnh sẽ có quy định về lệ phí thực hiện thủ tục xác định lại dân tộc sẽ khác nhau.

Do đó, để biết chi tiết số tiền phải bỏ ra khi xác định lại dân tộc, cần căn cứ vào quy định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh của mình để làm xác định.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn