MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Bỏ thi môn Lịch sử tiếp tục gây ra tranh luận trái chiều trong dư luận những ngày gần đây. Ảnh minh họa: Sơn Tùng

Tiếp tục tranh cãi môn Lịch sử vào trung học phổ thông

LƯƠNG HẠNH LDO | 13/05/2021 21:00
Việc bỏ hoặc không môn thi thứ 4 (Lịch sử) vào THPT tiếp tục gây ra nhiều tranh cãi trong dư luận, đặc biệt là các phụ huynh có con đang chuẩn bị bước vào kì thi này.

Bỏ Lịch sử để tránh "học vẹt"

Những ngày qua, trên các diễn đàn giáo dục, vấn đề bỏ hay không bỏ môn thi Lịch sử vào THPT liên tục diễn ra sôi nổi. Việc "tranh cãi" này diễn ra không chỉ ở các bậc phụ huynh có con chuẩn bị thi vào THPT mà còn ở chính các thí sinh đang chuẩn bị bước vào kì thi này.

Bạn đọc Hoàng Anh Thơ bày tỏ quan điểm: "Tôi cũng đồng ý phương án bỏ thi môn Lịch sử trong thời điểm này vì các con học zoom rất áp lực mà tiếp thu không được bao nhiêu. Mấy năm trước cũng chỉ thi có hai môn, bây giờ thêm tiếng Anh nên nếu bỏ một môn thứ tư thì các con đỡ mệt mỏi hơn".

Đồng quan điểm, một bạn đọc khác cho rằng, đây là tình huống đặc biệt bởi hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn ra rất phức tạp, nên bỏ thi môn này cho các cháu giảm bớt áp lực. Thật ra, Lịch sử là môn học mà cả đời người cũng không học hết.

Hay bạn đọc Nguyễn Thuận cho biết: Học thì phải suốt đời, nên việc đưa vào thi cử, hay bỏ ra môn A hay B cũng không có gì quan trọng. Bởi có nhiều người học thi đối phó nên dù có đưa bộ môn nào đó vào đề thi tốt nghiệp cũng chẳng nói lên rằng người đó sẽ học môn A, hay B tốt hơn về sau này.

Bạn đọc Nguyễn Thuận cũng đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo nên tổ chức thi trắc nghiệm cho các môn học. Môn nào kiến thức thuộc bài quá nhiều thì nên bỏ. Thi trắc nghiệm vẫn cần học bài nhưng phải hiểu và lý luận nhiều hơn chứ không cần thuộc lòng như "con vẹt" giống với thi làm bài viết.

Lớp trẻ cần phải biết lịch sử dân tộc

Bạn đọc Phạm Thị Thị Kim Dung lại bày tỏ quan điểm trái ngược: "Cháu không muốn bỏ môn Lịch sử vì chúng cháu đã ôn được khá nhiều kiến thức. Ngoài ra, môn này cũng là cứu tinh của ngoại ngữ. Hơn nữa, môn Lịch sử không hề khó học. Nếu đây là tình huống đặc biệt thì cháu nghĩ chỉ nên hạ thấp điểm hơn thôi ạ. Cháu xin cảm ơn".

Bạn đọc Nguyễn Văn Lâm cũng cho rằng, môn Lịch sử là truyền thống dân tộc, không nên bỏ thi. Vì cho học sinh thi môn này, các cháu còn chưa nắm được hết. Nếu không thi thì lớp trẻ không biết gì lịch sử hào hùng của dân tộc, không biết công lao to lớn của ông cha ta đấu tranh giữ nước!

Một số bạn đọc khác khẳng định tầm quan trọng của môn học này. Không nên bỏ môn Lịch sử vì môn học này rất quan trọng đối với xã hội, đặc biệt là lớp trẻ sau này.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn