MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Học sinh Trung Quốc sẽ được giảm tải "áp lực kép". Nguồn ảnh: AFP

Trung Quốc thông qua luật giảm bài tập về nhà và học thêm cho trẻ em

SONG ANH LDO | 23/10/2021 21:11
Điều luật quy định chính quyền và phụ huynh có trách nhiệm đảm bảo trẻ em không bị căng thẳng do áp lực "kép" của bài tập về nhà và học thêm ngoài giờ.

Trung Quốc đã thông qua một đạo luật nhằm giảm bớt áp lực "kép” của học sinh. Cụ thể là cắt giảm bài tập về nhà và nghiêm cấm việc dạy thêm sau giờ học cho các môn học chính vào cuối tuần và ngày lễ.

Theo Tân Hoa Xã, đạo luật chưa được công bố toàn bộ, tuy nhiên chính quyền địa phương có trách nhiệm đảm bảo “áp lực kép” sẽ được giảm tải và các bậc phụ huynh được yêu cầu sắp xếp để con cái có thời gian nghỉ ngơi và tập thể dục hợp lý. Điều này không những giúp giảm bớt áp lực mà còn tránh con trẻ sử dụng Internet quá nhiều.

Bắc Kinh trước đó đã thực hiện một hành động quyết đoán hơn trong năm nay để ngăn chặn tình trạng nghiện trò chơi trực tuyến của giới trẻ nước này. Đây được coi là một dạng “thuốc phiện tinh thần” dẫn đến việc “hâm mộ mù quáng” những ngôi sao nổi tiếng trên Internet.

Vào đầu tuần qua, Quốc hội cho biết họ sẽ xem xét việc xử phạt với các phụ huynh nếu con cái của họ có những hành vi không tốt hoặc vi phạm pháp luật.

Trong những tháng gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo Trung Quốc đã giới hạn thời gian chơi game (trò chơi trực tuyến) đối với trẻ vị thành niên. Giới hạn chỉ cho phép chơi game một tiếng duy nhất vào thứ Sáu, thứ Bảy và Chủ nhật.

Cũng trong thời gian đó, Trung Quốc kêu gọi hạn chế xu hướng “nữ tính hóa” của các nam thanh niên. Trong một đề xuất ngăn chặn nữ quyền của nam thanh thiếu niên trong tháng 12, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã vận động đẩy mạnh các môn thể thao như đá bóng trong trường học. 

Nền giáo dục tại đất nước đông dân số như Trung Quốc được xem là môi trường vô cùng khắc nghiệt. Các kỳ thi quốc gia đều có tỉ lệ chọi rất cao với hơn chục triệu thí sinh tham dự mỗi năm và được ví như kỳ thi đại học khốc liệt nhất thế giới. Trung Quốc đang nỗ lực cải tiến nền giáo dục của mình.  

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn