MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Tượng nghệ thuật thành “rác”, điêu khắc phồn thực được đặt trước cửa chùa

Lục Tùng LDO | 29/05/2019 10:34

Sau hơn 10 năm bị "nhốt", hơn 100 tác phẩm điêu khắc nghệ thuật đã được đưa ra đường để lấy mặt bằng làm bãi giữ xe, thay vì góp thành vườn tượng như kế hoạch ban đầu.

Cụ thể, UBND TP Châu Đốc đưa  toàn bộ số tượng này đến 3 địa điểm, gồm: Khuôn viên UBND TP Châu Đốc; Công viên Khóm 8 (trước cửa chùa Huỳnh Đạo) và dọc hai bên đường Tân Lộ Kiều Lương.

Theo lãnh đạo UBND TP Châu Đốc, điều này không chỉ trả lại 2 mặt bằng để kêu gọi đầu tư phát triển du lịch mà còn tạo cho Châu Đốc có thêm con đường đẹp bởi việc sắp xếp đã được tính toán khoa học, hài hòa...

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, rất nhiều bức tượng đã không được bố trí hợp lý cũng như không có phương án bảo quản, dẫn đến hư hỏng, làm mất giá trị của tác phẩm nghệ thuật.

Nhiều pho tượng lăn lóc, bong tróc, thậm chí là hư hỏng đến mức không thể khôi phục lại hiện trạng ban đầu... Thậm chí, sự sắp xếp còn chưa hợp lý tạo cảm giác phản cảm.

Với việc bố trí 2 phần nhọn của tác phẩm “Sáo” (Trần Việt Hưng) hướng ra đường, đã vô tình biến tác phẩm nghệ thuật trở thành nguy cơ tiềm ẩn cho người đi đường. Ảnh: Lục Tùng
Nhiều tượng nghệ thuật bị “nhét” vào góc khuất. Ảnh: Lục Tùng
 
Tượng “Hóa thân” đã hư hỏng, khó có thể trở lại chất lượng ban đầu. Ảnh: Lục Tùng
 
“Lên trời” Hori Yasushi (Nhật Bản) nằm sõng soài dưới đất. Ảnh: Lục Tùng
 
“Tôi và bóng của tôi” (Noell El Farol - Philipines) cũng bị hư hỏng nặng khi di dời. Ảnh: Lục Tùng
Đẩy tượng ra lề đường nhưng lại thiếu phương án bảo quản khiến tác phẩm “Mẹ sông Cửu Long” của Emil Adammec (Cộng hòa Séc) bị ngả màu. Ảnh: Lục Tùng
Tác phẩm “Bóng nước An Giang” (Nguyễn Quốc Thắng) được khắc họa bằng ngôn ngữ phồn thực, nhưng lại được bố trí ngay trước khu vực chùa Huỳnh Đạo. Ảnh: Lục Tùng
Cảnh hoang tàn xung quanh đống “rác” tượng. Ảnh: Lục Tùng

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn