MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Các cổ đông HSU đang chờ UBND TPHCM công nhận HĐQT bầu tại ĐHCĐBT ngày 2.8.2014. Ảnh: P.V

UBND TPHCM khẳng định phải tuân theo pháp luật

NHÓM P.V LDO | 14/09/2016 06:16
Chiều 12.9, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong đã chủ trì buổi gặp mặt giữa Ban Giám hiệu Đại học Hoa Sen (HSU) và nhóm cổ đông tổ chức đại hội bất thường ngày 2.8.2014 để lắng nghe ý kiến của các bên. Tham dự buổi gặp này còn có đại diện Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM, Văn phòng 2 Bộ GDĐT, Sở GDĐT, Sở Tư pháp TPHCM...

Lợi nhuận hay phi lợi nhuận phải do cổ đông quyết định

Tại buổi gặp mặt này, sau khi báo cáo về một số tình hình hoạt động của HSU, bà Bùi Trân Phượng - Hiệu trưởng HSU đã đưa ra 3 kiến nghị đối với UBND TPHCM: Dừng ban hành quyết định công nhận HĐQT của Đại hội đồng cổ đông bất thường (ĐHCĐBT); ủng hộ HSU hoạt động không vì lợi nhuận và giúp trường tháo gỡ khó khăn về thủ tục trình Thủ tướng công nhận là trường hoạt động không vì lợi nhuận; giúp tổ chức đối thoại giữa tập thể sư phạm với nhóm cổ đông để tìm tiếng nói chung trong việc duy trì định hướng hoạt động của trường và đảm bảo lợi ích của cổ đông.

Theo một thành viên tham gia buổi gặp này, đại diện các cơ quan chức năng của TPHCM đã có nhiều ý kiến phân tích về những vấn đề của HSU và ĐHCĐBT tổ chức ngày 2.8.2014. Đại diện Sở GDĐT TPHCM đã nhắc lại quá trình HSU đề nghị công nhận là đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận (ĐHTTHĐKVLN), và cho biết đến nay, các văn bản của Sở GDĐT TPHCM, UBND TPHCM, Bộ GDĐT và Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ đều khẳng định HSU không phải là ĐHTTHĐKVLN, mà chỉ là đại học tư thục bình thường. Nếu HSU muốn trở thành ĐHTTHĐKVLN thì phải tổ chức đại hội cổ đông để lấy ý kiến quyết định về vấn đề này (phải được 75% cổ đông đồng ý), sau đó phải làm thủ tục gửi Bộ GDĐT xem xét, trình Thủ tướng quyết định. Vẫn theo đại diện Sở GĐĐT TPHCM, sau đó đã hai lần Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM Tất Thành Cang và Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng đã gặp gỡ ban điều hành HSU. Cả hai vị lãnh đạo cao nhất của Thành ủy TPHCM đều khẳng định HSU phải tuân thủ theo quy định của pháp luật; việc HSU có đi theo mô hình ĐHTTHĐKVLN hay không là do các cổ đông của HSU quyết định.

Không được lôi kéo, kích động sinh viên

Về việc này, đại diện của Sở Tư pháp TPHCM đã ví von rất hình tượng: “Việc HSU có được công nhận là ĐHTTHĐKVLN hay không phải theo quy định của pháp luật. Giống như việc mình biết lái ôtô nhưng để lái ôtô hợp pháp thì phải được cấp giấy phép, chứ không thể nói mình biết lái ôtô thì mình không cần giấy phép!”. Đại diện Sở Tư pháp TPHCM sau khi nhắc lại quá trình tổ chức ĐHCĐBT ngày 2.8.2014 và việc xét xử của hai cấp tòa sơ thẩm, phúc thẩm, khẳng định đến nay đã đủ cơ sở để công nhận HĐQT được bầu tại ĐHCĐBT này. Đồng thời, vị này cũng nhắc nhở đại diện HSU khi trích dẫn các văn bản, nhất là bản án của TAND Tối cao trong vụ Cty CP I- Connect và Co-Ordinate kiện HSU không trả đủ cổ tức cho hai Cty này, thì phải trích dẫn đầy đủ để mọi người hiểu đúng sự thật, tránh gây nhầm lẫn. “Khi viện dẫn thì phải viện dẫn đầy đủ. Một nửa sự thật không phải là sự thật, khiến người khác ngộ nhận!”, đại diện Sở Tư pháp nhấn mạnh.

“Đáng lưu ý tại buổi họp này, đại diện các cơ quan chức năng đã phân tích sâu và đề nghị những người có liên quan không nên có những biểu hiện kích động, lôi kéo sinh viên tham gia vào vụ việc nhằm tránh gây mất ổn định tình hình an ninh trật tự nói chung và hoạt động của HSU nói riêng. Về kiến nghị của HSU về dừng ban hành quyết định công nhận HĐQT được bầu tại ĐHCĐBT ngày 2.8.2014, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thị Thu cho rằng không thể làm khác với quy định của pháp luật được. UBND TPHCM không thiên vị bên nào. Năm 2014, khi tổ chức ĐHCĐBT xong, nhóm cổ đông đã đề nghị UBND TP công nhận kết quả, lẽ ra đã phải công nhận rồi. Nhưng do có tranh chấp nên UBND TPHCM chưa công nhận để chờ kết quả xử án của tòa án. Căn cứ vào bản án, UBND TPHCM sẽ xử lý theo đúng quy định. Đến nay đã có bản án rồi, nên UBND TPHCM phải giải quyết. Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong cũng kết luận UBND TPHCM chưa có quyết định công nhận nên không đặt vấn đề dừng. UBND TPHCM sẽ cân nhắc để có quyết định phù hợp với pháp luật. Khi đã có quyết định, đề nghị các bên chấp hành. UBND TPHCM sẽ không đứng ra làm trung gian hòa giải giữa các bên mà các bên phải tự giải quyết hoặc đưa nhau ra tòa”, một thành viên tham gia buổi gặp mặt kể.

 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn