MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng có tiềm năng và dư địa lớn song vẫn khó “lội ngược dòng” trong thời gian ngắn. Ảnh: Bảo Chương

Bất động sản nghỉ dưỡng khó “lội ngược dòng” trong thời gian ngắn

Thạch Lam LDO | 20/07/2023 09:00

Mặc dù Chính phủ đã ban hành hàng loạt chính sách gỡ vướng, ngành du lịch phục hồi nhưng thị trường bất động sản nghỉ dưỡng vẫn chưa hồi phục như kỳ vọng.

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "đóng băng"

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Nguyễn Thế Điệp - Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội - cho biết, đầu năm 2023, Chính phủ đã ban hành một loạt các chính sách gỡ vướng cho thị trường bất động sản. Đặc biệt việc cấp sổ hồng cho condotel giúp minh bạch pháp lý, là tín hiệu tích cực, song chưa đủ vực dậy thị trường bất động sản nghỉ dưỡng đang đóng băng, theo chuyên gia.

"Nền kinh tế của thế giới gặp khó khăn, niềm tin vào thị trường bất động sản sụt giảm. Phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng cũng khó thu hút nhà đầu tư. Ngoài ra, phân khúc này cũng đang gặp trở ngại về vấn đề pháp lý khiến tâm lý nhà đầu tư không thực sự hào hứng, chủ đầu tư chậm ra hàng. Hiện nay hạ tầng, dịch vụ chưa thực sự tốt để thu hút, giữ chân khách du lịch. Đây là những nguyên nhân chủ yếu khiến phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng vẫn chưa "tan băng" - ông Nguyễn Thế Điệp nhận định.

Khung pháp lý chưa đầy đủ

Theo ông Nguyễn Võ Hùng bất động sản nghỉ dưỡng kiểu mới chưa có đầy đủ khung pháp lý. Vị chuyên gia này cho biết, hiện nay nhiều nhà đầu tư bất động sản chuyên nghiệp đã rời khỏi phân khúc bất động sản nhà ở để chuyển sang đầu tư vào phân khúc bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng kiểu mới. Bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng kiểu mới là một dự án đa công năng. Nhà đầu tư có thể bán từng phần dự án cho các nhà đầu tư cá nhân.

“Loại hình bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng kiểu cũ đã có khung pháp luật đầy đủ trong Luật Đất đai 2013 và Luật Kinh doanh Bất động sản 2014. Nhưng bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng kiểu mới chưa có khung pháp luật cần thiết. Ví dụ một toà nhà cao tầng, trong đó các phần sử dụng vào mục đích sản xuất thủ công nghiệp, mục đích kinh doanh, dịch vụ và để ở. Cần có quy định để xác định cụ thể để xác định loại đất ở khu vực này là đất ở, đất sản xuất hay đất kinh doanh” - GS.TSKH Đặng Hùng Võ nhận định.

Đồng thời, GS.TSKH Đặng Hùng Võ cho biết, phương thức khai thác các bất động du lịch, nghỉ dưỡng kiểu mới là nhà đầu tư cá nhân ủy nhiệm khai thác cho các chủ đầu tư dự án để nhận lại lợi nhuận theo cam kết. Dự án muốn thu hút được nhiều nhà đầu tư cá nhân phải cam kết lợi nhuận ngày càng cao. Trên thực tế, lợi nhuận được cam kết từ 8 - 15% trên năm. Cam kết lợi nhuận ở mức 8%/năm đã khó thực hiện trong những năm đầu khai thác. Khi “phong trào” đầu tư này lên cao, nhà đầu tư dự án thường lấy lợi ích từ bán sản phẩm hình thành trong tương lai của dự án này để trả cho lợi nhuận khai thác của dự án trước. Khi dự án bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng kiểu mới để lộ ra các nhược điểm làm mất dần tính thanh khoản, nhà đầu tư cá nhân “quay lưng” với phân khúc này.

Theo báo cáo thị trường bất động sản Việt Nam quý II/2023 của Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng tiếp tục đà giảm ở quý 2. Tổng cung quý 2 chỉ bằng 55% so với quý 1, giảm tới 90% so với cùng kỳ năm 2022.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, tổng cung bất động sản du lịch nghỉ dưỡng cũng ghi nhận mức giảm kỷ lục tới 90% so với cùng kỳ năm 2022. Tỉ lệ giao dịch quý 2 giảm 97% so với cùng kỳ năm 2022 nhưng đã ghi nhận mức tăng trưởng gần như gấp đôi so vơi quý I/2023. Tính tổng 6 tháng đầu năm 2023, tỉ lệ giao dịch giảm khoảng 96% so với cùng kỳ năm 2022.

Các chuyên gia của Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, Nghị định số 10/2023/NĐ-CP quy định cấp giấy chứng nhận cho condotel đủ điều kiện, giúp vực dậy niềm tin cho bất động sản nghỉ dưỡng. Tuy nhiên vẫn chưa có quy định cụ thể áp dụng vào thực tế.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn