MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Công trình đồ sộ xây vượt quá số tầng tại Cụm công nghiệp làng nghề Tân Triều (Thanh Trì, Hà Nội). Ảnh: Đặng Tiến

Biệt thự mọc giữa cụm làng nghề

Đặng Tiến - Quỳnh Chi LDO | 21/03/2023 08:36

Hàng loạt công trình sai giấy phép, không đúng mục đích theo quyết định trúng đấu giá... diễn ra phổ biến, nhiều năm tại Cụm làng nghề Tân Triều (huyện Thanh Trì, Hà Nội), chính quyền cũng thừa nhận có sai phạm. Vậy, tại sao lại không được xử lý rốt ráo? 

Bất cập ngay từ khi thành lập

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Nguyễn Văn Lăng - Phó Chủ tịch UBND xã Tân Triều - cho biết, nếu dự án ngay từ đầu chỉ phục vụ những doanh nghiệp, hộ gia đình của thôn Triều Khúc phát triển các ngành truyền thống như may mặc, tái chế và lông vũ... thì sẽ không xảy ra bất cập như trên. Hiện có thêm nhiều ngành nghề sản xuất kinh doanh tại cụm làng nghề như giấy, in ấn, cơ khí… nên mới phát sinh sai phạm.

Một tồn tại nữa, theo lý giải của ông Lăng, là do sau khi có cụm làng nghề, các hộ dân trúng đấu giá di chuyển cả gia đình từ trong làng ra nên mới phát sinh có cả nhà ở và xưởng sản xuất, chứ không phải chỉ có các công ty, doanh nghiệp theo quy hoạch chung.

Đại diện UBND xã Tân Triều cũng thừa nhận, có việc xây dựng trái quy định và hộ gia đình ở trong cụm làng nghề. “Tuy nhiên, chính quyền cấp xã là chính quyền cấp đáy (nhỏ nhất), khi phát hiện việc xây dựng vi phạm, đến kiểm tra và đã có nhiều sự can thiệp tế nhị nên rất khó” - ông Lăng nói.

Người dân khiếu nại, chính quyền nói: “không có phản ánh nào”

Đại diện UBND xã Tân Triều khẳng định, 100% số hộ dân ở trong Cụm công nghiệp làng nghề Tân Triều đều được giao quyền sử dụng đất 50 năm (đây không phải là đất ở lâu dài). Tuy nhiên, do lịch sử để lại, nên có sự bất cập về quy hoạch, nhiều hộ gia đình bị mắc kẹt không có chỗ ở, buộc phải ở trên diện tích đất quy hoạch làng nghề. Việc nhiều doanh nghiệp, hộ gia đình xây dựng nhà kiên cố 4 tầng, ông Lăng cho hay, các trường hợp này sửa chữa, cơi nới lại cho phù hợp với công năng sản xuất, kinh doanh của đơn vị mình. Ngoài ra, các hộ gia đình xây dựng nơi ở trong làng nghề vì... không còn chỗ ở nào khác!

Cũng theo ông Lăng, đến nay, xã chưa nhận được bất kỳ sự phản ánh nào của người dân về vấn đề này.

Trả lời câu hỏi tại sao chính quyền địa phương không xử lý sai phạm triệt để, ông Lăng cho rằng, việc này khó và mong được thông cảm vì nhu cầu của người dân và doanh nghiệp nên mới xảy ra tình trạng trên. “Nói chính quyền không biết thì không phải, quản lý địa bàn thì không thể không biết” - ông Lăng nói.

Cũng theo ông Lăng, ngành nghề chính của địa phương chỉ còn 1-2 doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh tại cụm công nghiệp này. Vì muốn tồn tại và phát triển phải đầu tư máy móc, thiết bị, nhiều doanh nghiệp không có đủ nguồn lực. Do đó, nhiều người đã cho thuê lại mặt bằng để làm bao bì, in ấn, giấy… Các loại hình này không có trong danh mục nghề truyền thống của xã Tân Triều.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn