MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Xây nhà trên đất người khác (lấn chiếm đất đai) gây ảnh hưởng xấu đến quyền lợi của người khác, trật tự an toàn xã hội cũng như tạo tiền lệ xấu cho người khác thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Ảnh: Phan Anh

Cách xử lý với hành vi cố tình xây nhà trên đất người khác

Tuệ Minh LDO | 25/09/2021 13:30

Khi cá nhân, tổ chức bị người khác ngang nhiên xây nhà trên đất thuộc sở hữu của mình thì có thể tố cáo hoặc khởi kiện giải quyết theo quy định pháp luật.

Lấn chiếm đất của Nhà nước khi đang thi công xây dựng

Khoản 12 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định về xử lý đối với hành vi này như sau:

- Lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm dừng thi công xây dựng công trình.

- Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh hoặc cấp giấy phép xây dựng.

- Hết thời hạn quy định tại Điểm b Khoản này, tổ chức, cá nhân vi phạm không xuất trình với người có thẩm quyền xử phạt giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng được điều chỉnh thì bị áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.

Lấn chiếm đất của cá nhân, tổ chức

Khi bị người khác ngang nhiên xây dựng trái phép trên đất của mình thì để đòi lại quyền lợi có thể chọn 2 cách: tố cáo theo Luật Tố cáo 2018 hoặc khởi kiện dân sự theo Luật Tố tụng dân sự 2015 và Luật Đất đai 2013.

Cách 1: Điều 22 của Luật tố cáo 2018 quy định, việc tố cáo được thực hiện bằng đơn hoặc được trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và quy định của Luật Tố cáo 2018 thì quy trình giải quyết tố cáo sẽ được thực hiện như sau:

- Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo.

- Xác minh nội dung tố cáo.

- Kết luận nội dung tố cáo.

- Xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo.

- Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.

Cách 2: Tiến hành khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền theo quy định của Luật Tố tụng dân sự 2015.

Cụ thể, theo Điều 35 Luật Tố tụng dân sự 2015, Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai. Khi các tình huống tranh chấp đất đai có yếu tố nước ngoài thì thẩm quyền giải quyết sẽ thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 37 Luật Tố tụng dân sự 2015.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn