MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Cần một hướng đi mới cho các dự án ven biển

PV LDO | 01/08/2018 17:48

Từ lâu, khách du lịch trong và ngoài nước đã biết đến cái tên Phan Thiết - Mũi Né như một điểm đến du lịch hấp dẫn, đặc biệt thu hút du khách từ miền ôn đới tới đây nghỉ đông. Điều này tạo ra sự nhộn nhịp và mở ra cơ hội phát triển kinh tế cho miền đất ven biển luôn chan hòa nắng, gió này.

Bên ngoài những khu du lịch nghỉ dưỡng đắt tiền

Nhắc tới Mũi Né là nhiều người sẽ nghĩ ngay tới những đồi cát trắng mịn, một đường bờ biển dài với những hoạt động lướt sóng, và những làn gió biển mát mẻ, luôn giữ bầu không khí của nơi đây trong lành, cùng một nền nhiệt độổn định cả năm. Nét yên bình đan xen chút “lơ đãng” trong cách sống người dân nơi đây tạo cho những vị khách ghé thăm những trải nghiệm thư thái. Tuy nhiên, từ đường bờ biển Hàm Tiến chỉ cần lái xe ít phút, hướng về phía Nam thành phố, hiện ra trước mắt của du khách sẽ là sự thiếu thốn của những người dân sinh sống ven bờ biển phía Nam. Có vẻ như sự thịnh vượng, tươi đẹp của phía Bắc chưa chạm tới được miền đất ven biển Nam thành phố này dù khoảng cách chỉ là vài cây số.

Trước năm 2008, đường ven biển phía Nam thành phố vốn nhận đã nhận được đầu tư mạnh mẽ để tạo ra hàng loạt các khu resort trải dài từ mũi Kê Gà nổi tiếng về tới Tp. Phan Thiết. Song quy hoạch “chớp nhoáng” của cảng biển Kê Gà (sớm bị Tập đoàn Vinacomin xin hủy vào năm 2012) đã khiến các chủ đầu tư tại đây đều đã phải bỏ cuộc, và để lại những dự án đang còn dang dở. Dân cư tập trung chủ yếu nằm phía Nam thành phố Phan Thiết, kiếm sống bằng nghề đi biển, và cư ngụ trong những khu nhà cấp bốn, nằm trên tuyến đường Trần Lê và Trương Văn Ly ngay gần khu cảng cá Phan Thiết cũ. Cuộc sống của họ bấp bênh, phụ thuộc hoàn toàn vào những chuyến đi biển, chưa kể tới cảnh tài sản là mái nhà của họ luôn bị đe dọa bởi hiện tượng biển xâm thực.

Không rào kín bờ biển, không cắt kế sinh nhai của người dân

Hiểu được những khó khăn và thiếu thốn của người dân, chính quyền địa phương đã tổ chức lựa chọn đơn vị chủ đầu tư là công ty TNHH Đầu tư xây dựng Trường Phúc Hải, đơn vị có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng ven biển, để triển khai công tác “Lấn biển, bố trí sắp xếp lại dân cư và chỉnh trang đô thị phường Đức Long, thành phố Phan Thiết”. Tiếp xúc với phóng viên, ông Nguyễn Hải, giám đốc công ty này đồng thời cũng là một người con xa quê của Phan Thiết, khẳng định rằng đây là một cơ hội tốt cho cá nhân ông và công ty đóng góp sức lực của mình vào công tác đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân, cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống của họ. Gắn với công tác này là hàng loạt bài toán khó giải, song trăn trở của một người con xa quê đã thôi thúc ông nhận dự án này. Cá nhân ông rất rõ một điều, nếu đi theo con đường dễ dàng, và tiếp tục mở ra một dự án resort ven biển, thì đường bờ biển vốn đang cạn dần sẽ đóng sập lại với người dân làng chài tại đây.

Khu vực neo đậu tàu thuyền có kè biển kiên cố bao quanh 

Kinh doanh chỉ là tiền đề chứ không phải đích đến

Đối với dự án quan trọng này, thứ mà ông Hải cần nhất chính là một mô hình đáp ứng yêu cầu về hiệu quả kinh tế, giải quyết vấn đề dân sinh, cũng như bảo tồn được những giá trị di sản. Điều này đồng nghĩa với việc chấp nhận đầu tư thêm thời gian, công sức, và tiền bạc để có thể đưa ra cách giải quyết vấn đề tối ưu, dung hòa được lợi ích của các bên. Để làm được điều này, dự án sẽ cần huy động thêm những nguồn lực đến từ những nhà đầu tư cũng như sự tư vấn, hỗ trợ của các chuyên gia và lãnh đạo các bộ, ban ngành.

Phần lớn người dân tại đây đều đã đứng tuổi, sinh sống bằng nghề đi biển, lại đặc biệt thiếu kỹ năng làm việc trong các ngành nghề khác như dịch vụ du lịch. Bởi vậy, việc chặn đường ven biển chính là gián tiếp cắt đứt đường sống của hàng ngàn hộ dân sinh sống tại đây. Hiểu rõ điều đó, ngay từ trong công tác thi công, giải phóng mặt bằng, ông Hải cùng những cộng sự của mình đã quyết định tìm đường vòng và chở vật liệu bằng đường biển, để tránh gây xáo trộn tới sinh hoạt của người dân. Hơn thế nữa, tuyến đường kè biển hiện nay vẫn còn chừa lại một không gian rộng làm chỗ neo đậu cho tàu bè đánh đá, tránh ảnh hưởng tới kế sinh nhai của người dân

Khi được hỏi những dư luận trái chiều, xôn xao về tiến độ dự án, ông Hải cho biết những lo ngại đến từ các bên là một điều khó tránh khỏi, nhưng với ông, những câu chuyện như vậy không phải vấn đề lớn mà chuyện quan trọng nhất chính là việc bản thân mình không làm gì khuất tất để phải cảm thấy hổ thẹn với bà con địa phương.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn