MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Nhiều người dân đi thuê nhà trọ gặp lúng túng (ảnh minh họa). Ảnh: Phùng Nhung

Chuyên gia bày cách thoát khỏi thế khó khi sập bẫy đặt cọc thuê nhà

XUYÊN ĐÔNG LDO | 09/08/2023 07:08

Nhiều người dân như sinh viên, người lao động lên thành phố thuê trọ bị sập bẫy lừa tiền đặt cọc khi thuê nhà.

Để giải quyết các rắc rối về pháp lý khi đi thuê trọ, Luật sư Phùng Lan, Công ty Luật TNHH Quốc tế Nam Thái khuyến cáo, người dân cần lưu ý trao đổi đàm phán rõ ràng về pháp lý khi đi thuê trọ.

Trên thực tế, nhiều người dân khi đi thuê trọ đã gặp lừa đảo, trong đó chủ yếu là bị lừa tiền cọc bằng hợp đồng. Không ít người khi đi xem phòng trọ được đưa đến các phòng giá thấp với đầy đủ tiện nghi như phòng sạch đẹp, có chìa khóa riêng, có wifi và giữ xe cho người thuê, gần trường, chợ... Thế nhưng, khi khách đồng ý thuê lại không được ký hợp đồng thuê nhà mà phải đặt tiền cọc để giữ phòng. Sau đó đối tượng hẹn người thuê đến ký hợp đồng nhận phòng vào một ngày khác.

Nếu người thuê muốn ký hợp đồng ngay lúc đó đối tượng sẽ có những lý do như người thuê trọ cũ chưa chuyển. Tiền đặt cọc thường từ 500.000 đến 1.000.000 đồng hoặc thậm chí nhiều hơn, có hợp đồng nhận tiền cọc đầy đủ trông chuyên nghiệp và đáng tin.

Tuy nhiên, những điều khoản trong giấy nhận tiền cọc có rất nhiều vấn đề. Nếu không cẩn thận xem kỹ thì người thuê dễ dính bẫy.

Ngoài ra, một số người bị "cò” môi giới phòng trọ dẫn đến xem phòng nhưng đối tượng không phải là chủ trọ, không liên quan gì đến phòng trọ.

Để giải quyết vấn đề này, người thuê trọ cần tìm hiểu thông tin về nơi định thuê thật kỹ càng bằng cách tra thông tin số điện thoại, địa chỉ cho thuê... trên mạng để kiểm tra xem có phải lừa đảo hay không? Ngoài ra, người đi thuê cần tham khảo ý kiến người dân xung quanh về chủ trọ, khảo sát an ninh về khu vực cho thuê trọ

Trước khi đồng ý đóng tiền cọc nên hỏi kỹ các thông tin: Giờ đóng cửa, chi phí một tháng khoảng bao nhiêu, có tăng tiền thuê không, có những quy định nào, có thêm chi phí nào, đồ đạc bị hỏng thì ai sửa chữa, phải ở ít nhất bao nhiêu tháng… để tránh bị mất thêm tiền vô lý.

Một trong những vấn đề quan trọng nhất khi quyết định ký hợp đồng đặt cọc là đừng nên lười đọc hợp đồng. Để bày tỏ thiện chí, người thuê trọ cần chủ động đưa chứng mình thư hoặc căn cước công dân cho chủ nhà xem để lấy thông tin. Ngược lại, người thuê trọ cũng yêu cầu chủ nhà cho xem giấy tờ chứng minh thư, căn cước công dân (có thể chủ động chụp lại), ngoài ra, nếu được có thể yêu cầu các giấy tờ về sở hữu. Trong hợp đồng cần phải ghi rõ ngày giờ đặt cọc, ngày giờ ở, số phòng, mô tả. Nếu cẩn thận người thuê nhà có thể chụp lại căn phòng định thuê gửi qua Zalo, Facebook cho chủ nhà. Trong hợp đồng cũng cần ghi rõ và việc phạt cọc.

Nếu không may bị sập bẫy tiền cọc, người thuê nhà có thể trao đổi thẳng thắn cách giải quyết như nếu không được ở phòng như đã đặt cọc thì có thể bù trừ vào các thỏa thuận khác như giảm tiền phòng. Nếu người thuê nhà bị lừa đảo trong trường hợp cần thiết có thể báo lên cơ quan chức năng như công an phường, UBND phường nơi có bất động sản cho thuê.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn