MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

ĐBQH Nguyễn Văn Chiến: Không thể tùy tiện rút khỏi Khu liên cơ Võ Chí Công

Phan Anh LDO | 03/06/2021 17:00
Trước thực trạng "về chưa ấm chỗ", một số sở ngành Hà Nội đã xin rút khỏi Khu liên cơ nghìn tỉ, PV Lao Động đã có buổi trao đổi với Luật sư Nguyễn Văn Chiến - đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016-2021 (thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội).

Thiếu tính quy hoạch

ĐBQH Nguyễn Văn Chiến cho rằng, việc thành phố đầu tư xây dựng một khu liên cơ bài bản là phù hợp với nhu cầu thực tiễn. Đồ họa: Phan Anh

Ông Chiến nhận định, hiện nay phần lớn trụ sở làm việc của các sở, ngành Thủ đô được đóng tại các công trình nhà, biệt thự xây dựng từ lâu; thiết kế kiến trúc cũng như diện tích sử dụng này không còn phù hợp với công năng của các cơ quan.

Bên cạnh đó, các trụ sở này lại nằm rải rác tại nhiều vị trí khác nhau trong nội thành nên không thuận tiện cho công tác quản lý, điều hành của UBND thành phố và gây khó khăn khi người dân đến giao dịch. Vì vậy việc thành phố đầu tư xây dựng một khu liên cơ bài bản là phù hợp với nhu cầu thực tiễn.

Nhìn vào hiện trạng Khu liên cơ Võ Chí Công, vị ĐBQH này cho rằng nếu những phản ánh của người dân và báo chí về việc khu nhà này thực chất được điều chỉnh từ 1 dự án chỉ phục vụ công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật, không phải cho khu hành chính tập chung là đúng thì "đây là hỗn hợp chắp vá, thiếu tính quy hoạch".

Ông Chiến nhận định: "Dự án Khu liên cơ Võ Chí Công là công trình trọng điểm của UBND thành phố Hà Nội, xây dựng bằng nguồn ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, nếu dự án ban đầu chỉ phục vụ công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật, mà nay phải chất tải thêm yêu cầu làm việc hằng ngày của 8 sở, ngành (tức là khoảng 2.500 người); kéo theo tăng mật độ xây dựng từ 2.653m2 lên thành 3.470m2 với tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 48.000m2" thì đây là hỗn hợp chắp vá thiếu tầm nhìn, thiếu tính quy hoạch, kế hoạch đồng bộ và lâu dài.

Tính toán về quy hoạch, mật độ xây dựng, thiết kế bố trí các khu vực xây dựng; nếu mổ xẻ, phân tích thì có rất nhiều vấn đề, nhiều quan điểm trái chiều từ các chuyên gia và người dân".

Vì vậy ông Chiến cho rằng, về lâu dài Thành phố cần rà soát, thực hiện theo kế hoạch, chiến lược phát triển, khắc phục những lỗ hổng quản lý, kẽ hở của luật pháp bất cập trong quy hoạch để có biện pháp điều chỉnh, khắc phục kiến nghi kịp thời với Chính phủ. Cần xây dựng cơ chế kiểm soát, không để tình trạng có vi phạm xảy ra mới lo xử lý mà thủ tiêu nguyên nhân, điều kiện cả khách quan và chủ quan dẫn đến vi phạm.

This browser does not support the video element.

Hàng trăm chiếc xe ôtô “bủa vây” vỉa hè, lòng đường quanh Khu liên cơ Võ Chí Công. Video: Phan Anh

"Không thể tùy tiện"

Trước thực trạng "về chưa ấm chỗ", một số sở ngành Hà Nội đã xin rút khỏi Khu liên cơ nghìn tỉ, ĐBQH Nguyễn Văn Chiến bày tỏ sự băn khoăn vì từ khi đi vào sử dụng đến nay, ngoài 02 cơ quan xin chuyển về trụ sở cũ, các cơ quan còn lại vẫn hoạt động bình thường và dần đi vào ổn định.

Ông Chiến nhấn mạnh, trong đề xuất để "được" về lại vị trí cũ, các sở ban ngành Hà Nội lấy lí do đảm bảo “Thuận lợi cho các tổ chức, công dân trên địa bàn thành phố đến giao dịch, làm việc, nộp công văn, hồ sơ và nhận kết quả thủ tục hành chính; cũng như phối hợp với các phòng, đơn vị, bộ phận chuyên môn của sở trong quá trình giải quyết công việc”...

Thế nhưng điều này lại không phù hợp với đề án quy hoạch di dời trụ sở bộ, ngành, cư dân trong nội đô đã được Thủ tướng, chính quyền thành phố phê duyệt và chỉ đạo.

"UBND Hà Nội từng nêu rõ thành phố đã bố trí quỹ đất tập trung tại khu vực Tây Hồ Tây, quận Tây Hồ (khoảng 20 ha) và Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm (khoảng 55 ha); một trong những mục tiêu quan trọng nhất là di dời trụ sở các bộ, ngành để có quỹ đất xây dựng các công trình công cộng và các không gian xanh đang thiếu thốn ở trong nội đô lại chưa thực hiện được.

Hơn nữa, do phần lớn các trụ sở làm việc của các sở, ngành Thủ đô được đóng tại các công trình nhà, biệt thự xây dựng từ lâu; thiết kế kiến trúc, diện tích sử dụng không còn phù hợp với công năng của từng cơ quan; các trụ sở này lại nằm rải rác tại nhiều vị trí khác nhau trong nội thành, không thuận tiện cho công tác quản lý, điều hành của UBND thành phố cũng như đối với người dân, gây khó khăn lớn trong cải cách thủ tục hành chính và thực hiện Đề án Chính phủ điện tử của thành phố Hà Nội.

Nhiều ý kiến cho rằng, tòa nhà mới xây dựng về mọi mặt hơn trụ sở cũ xuống cấp, chật hẹp và không đúng công năng. Vì vậy, dù trụ sở cơ quan hành chính nhà nước dù ở Thủ đô hay ở các tỉnh thành trên cả nước thì cũng cần theo kế hoạch, quy hoạch tầm nhìn được Chính phủ phê duyệt, không thể tùy tiện", ĐBQH Nguyễn Văn Chiến bày tỏ quan điểm.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn