MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Thị trường bất động sản khó khăn kéo theo nhiều ngành nghề khác khủng hoảng. Ảnh: Cao Nguyên.

"Giải cứu" bất động sản: Hành động thật nhanh để tránh đổ vỡ thị trường

CAO NGUYÊN LDO | 19/04/2023 16:59

Các chuyên gia nhận định, các biện pháp hỗ trợ thị trường bất động sản cần làm nhanh để tránh đổ vỡ thị trường.

Thông tin tại hội thảo “Gỡ vướng địa ốc – Thúc đẩy tăng trưởng” tổ chức ngày 19.4, thời gian qua, Chính phủ và các Bộ, ngành đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách tác động trực tiếp và gián tiếp đến lĩnh vực bất động sản (BĐS) như Nghị quyết số 33/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường BĐS phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Hay như Nghị định 08/2023/NĐ-CP sửa đổi và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các Nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp; Quyết định số 338/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định số 10/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn Luật Đất đai…

TS Lê Xuân Nghĩa - Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ quốc gia cho hay, các biện pháp hỗ trợ thị trường BĐS cần làm nhanh để tránh đổ vỡ thị trường.

Ông Nghĩa nói, mỗi khi thị trường BĐS lao dốc, chất lượng tài sản của hệ thống ngân hàng đều giảm sút và rơi vào cảnh khó khăn. Nếu không đủ năng lực tài chính để xử lý sẽ lan sang nhiều lĩnh vực khác.

 TS. Lê Xuân Nghĩa. Ảnh: Cao Nguyên.

“BĐS là ngành quan trọng với nền kinh tế, có độ lan toả cao và là một ngành luôn tạo ra khủng hoảng kinh tế. Nghiên cứu về khủng hoảng từ những năm 1970 tới nay, chỉ có 2 nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế là tỉ giá hối đoái (gần đây ít xảy ra vì cơ chế thả nổi) và thị trường BĐS. Trong 15 năm trở lại đây, phần lớn khủng hoảng bắt đầu từ thị trường BĐS” – ông Nghĩa nói.

Vấn đề không chỉ là tìm cách phục hồi thị trường, mà còn là ngăn chặn rủi ro lớn với hệ thống ngân hàng, thị trường tài chính. Cần tranh thủ làm thật nhanh những quyết định, cơ chế đã được ban hành. “Chúng ta chưa bước tới bờ vực nhưng phải hành động thật nhanh nếu không sẽ không kịp”, vị này nhấn mạnh thêm.

Còn theo ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội các nhà thầu Việt Nam, sự liên thông giữa BĐS và xây dựng là rất chặt chẽ. Thị trường BĐS cần xây dựng, không có xây dựng sẽ không có dự án, không có bộ mặt đô thị…

Ông Nguyễn Quốc Hiệp. Ảnh: Cao Nguyên.

Chưa có năm nào nhà thầu xây dựng trải qua tình trạng khốc liệt như năm nay. “Vấn đề ở đây là thiếu cơ chế pháp lý bảo vệ nhà thầu. Doanh nghiệp xây dựng phải vay tiền ngân hàng để thực hiện hoạt động, trường hợp chủ đầu tư khó khăn như gần đây không thể chi trả, thậm chí yêu cầu trả bằng sản phẩm là các căn nhà đã xây. Nếu không có cơ chế bảo vệ, doanh nghiệp xây dựng đối mặt nguy cơ phá sản…” - ông Hiệp cho biết.

Ở góc độ quản lý nhà nước, ông Vương Duy Dũng - Cục phó Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) - cho rằng, khó khăn vướng mắc của thị trường và hoạt động của các doanh nghiệp BĐS đặt ra rất nhiều nhiệm vụ cho Chính phủ, các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương và cũng nhiệm vụ của các doanh nghiệp.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn