MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Dự án cầu Mỹ Thuận 2 dự kiến cuối năm 2023 sẽ hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng. Ảnh: TTXVN

Gỡ nút thắt giao thông, tạo động lực để miền Tây phát triển

Thành Nhân LDO | 02/10/2023 12:59

Các dự án đầu tư giao thông ở miền Tây đang được tập trung thi công, dần hoàn thành và liên kết với nhau để trong tương lai hình thành mạng lưới giao thông đồng bộ cho ĐBSCL. Đây sẽ là động lực để thúc đẩy đưa khu vực phát triển.

Đang dần hoàn thiện

Ông Hoàng Đình Đệ - Phó Giám đốc Ban điều hành liên danh nhà thầu Trung Chính - Trung Nam, thi công dự án cầu Mỹ Thuận 2 - cho biết, hiện công nhân lao động đang thi công đốt MK16. Đây là đốt cuối cùng kết nối giữa trụ T15 và T16. Khi hoàn thành đốt này sẽ tiến hành hợp long nhịp chính của dự án cầu Mỹ Thuận 2, dự kiến vào giữa tháng 10.2023. Phấn đấu đến cuối năm 2023 sẽ hoàn thành dự án cầu Mỹ Thuận 2 sẽ thông xe và đưa vào khai thác sử dụng. Khi hoàn thành cầu Mỹ Thuận 2 sẽ kết nối cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận với dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ đang thi công.

Dự án cầu Rạch Miễu 2 trong một thời dài bị đội vốn do số hộ bị ảnh hưởng bởi dự án tăng. Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1083 về việc phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối tỉnh Tiền Giang và Bến Tre (dự án cầu Rạch Miễu 2). Theo điều chỉnh, tổng chiều dài tuyến khoảng 17,6km. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2021 đến năm 2026. Tổng mức đầu tư dự án là 6.810,11 tỉ đồng từ nguồn vốn đầu tư công. Các nội dung khác giữ nguyên theo Quyết định số 1741/QĐ-TTg ngày 5.11.2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Dương Văn Phúc - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bến Tre - cho biết, khi dự án cầu Rạch Miễu 2 và dự án cầu Đình Khao hoàn thành, đưa vào sử dụng sẽ kết nối giao thông, phá thế “ốc đảo” cho tỉnh Bến Tre.

Mở ra không gian phát triển

Tiến sĩ Trần Hữu Hiệp - nhà nghiên cứu kinh tế ĐBSCL - cho biết, nhìn tổng thể bản đồ giao thông đường bộ của TP Hồ Chí Minh gắn kết với vùng ĐBSCL, trong thời gian qua đã nổi lên điểm sáng, các tuyến cao tốc trục dọc và trục ngang, các cây cầu đi qua các con sông lớn đã được hình thành trong quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ vùng ĐBSCL thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nếu Dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ hoàn thành kịp tiến độ cùng với cầu Mỹ Thuận 2 sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc gắn kết TPHCM và Cần Thơ tạo ra mối liên kết vùng.

Tiến sĩ Trần Hữu Hiệp cho rằng, khi các tuyến cao tốc trục ngang và trục dọc hoàn thành sẽ mở ra một không gian phát triển mới cho vùng ĐBSCL, tạo động lực thu hút đầu tư vào vùng đất này, phát huy thế mạnh của liên vùng.

“Khi đã quy hoạch đầu tư mạng lưới đường bộ ở vùng ĐBSCL thời kỳ 2021 - 2030 thì cần phải đảm bảo tiến độ để kết nối đồng bộ. Bên cạnh các tuyến cao tốc là trục xương sống, các địa phương cũng cần quy hoạch đồng bộ các công trình giao thông đấu nối vào thì sẽ phát huy hiệu quả tốt hơn.

Ngoài ra, dựa trên quy hoạch vùng ĐBSCL, các địa phương phải cụ thể hóa quy hoạch của tỉnh mình và liên kết với nhau cho động bộ thì sẽ tạo ra kỳ vọng mới đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030” - Tiến sĩ Hiệp chia sẻ.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn