MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TPHCM vẫn chưa có dữ liệu hàng tồn kho ở góc độ sản phẩm hoàn thiện. Ảnh minh hoạ. Ảnh: Anh Dũng

Hàng tồn kho của bất động sản đã đến mức đáng lo ngại?

Gia Miêu LDO | 04/02/2023 06:16

Hàng loạt doanh nghiệp bất động sản không hoàn thành chỉ tiêu kinh doanh, hàng tồn kho tăng, có số lỗ cao kỷ lục trong lịch sử hoạt động của công ty.

FiinRatings vừa đưa ra báo cáo đánh giá về bức tranh thị trường vốn với lĩnh vực bất động sản năm 2022 và triển vọng cho năm 2023, trong đó có đề cập đến nhiều thách thức của ngành này trong năm 2023. Theo FiinRatings, năm 2022, thị trường đã trải qua một số vấn đề, sự kiện lớn, trong đó phải kể đến câu chuyện niềm tin nhà đầu tư lung lay, nhất là sau khi lãnh đạo một số tập đoàn lớn bị điều tra, xử lý các vi phạm liên quan đến phát hành trái phiếu, chứng khoán, lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Các yếu tố này tác động đến tâm lý thị trường và khiến cho nhà đầu tư lo ngại. Cùng với đó, các quy trình pháp lý trong ngành bất động sản và khó khăn trong việc phê duyệt quy hoạch cũng gây ra chậm trễ cho các dự án không thể mở bán cũng như huy động thêm dòng tiền. 

Tâm lý chung trên thị trường e ngại, giao dịch bị trì hoãn, các dự án đang triển khai phải tạm dừng, kéo theo doanh số bán sụt giảm. Nhìn sang năm 2023, FiinRatings cho rằng, ngành bất động sản sẽ tiếp tục gặp nhiều bất lợi từ việc thắt chặt các kênh huy động vốn chính trong nửa đầu năm 2023. Việc thắt chặt tín dụng như vậy không chỉ làm giảm nguồn vốn vay của chủ đầu tư mà còn ảnh hưởng cả đến nguồn vốn trả trước của khách hàng do người mua khó tiếp cận với vốn vay ngân hàng nên sẽ trì hoãn việc mua nhà hoặc tìm đến kênh đầu tư khác. Vì vậy, doanh nghiệp sẽ khó huy động được nguồn vốn để triển khai thực hiện dự án hoặc không thể tái đầu tư để phát triển doanh nghiệp.

Hàng tồn kho trong lĩnh vực bất động sản liên tục tăng. Ảnh: Anh Quang 

Hiện tại có nhiều lo ngại về bối cảnh thị trường hiện nay sẽ làm gia tăng con số hàng tồn kho trong ngành bất động sản. Báo cáo tài chính mới được công bố của nhiều ông lớn bất động sản cho thấy dữ liệu hàng tồn kho đang ngày càng tăng mạnh.

Đơn cử như báo cáo tài chính của ông lớn Nhà Khang Điền cho thấy các dự án đang ghi nhận tồn kho lớn của Khang Điền gồm: Khu dân cư Tân Tạo (5.316 tỉ đồng), Khu nhà ở Đoàn Nguyên (3.258 tỉ đồng), Bình Trưng Đông (1.078 tỉ đồng),... Tổng giá trị tồn kho tại cuối năm 2022 của Khang Điền đạt 12.440 tỉ đồng, cao gấp 1,6 lần đầu năm. Hay như Phát Đạt, hàng tồn kho vẫn duy trì ở mức khủng 12.131 tỉ đồng như đầu kỳ.

Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng, trong lĩnh vực bất động sản, sản phẩm hoàn thiện tồn kho mới đáng lo ngại. Bởi một dự án hay một căn hộ khi đã hoàn thiện mà không đưa vào sử dụng sẽ xuống cấp, chi phí bảo dưỡng cao…

Còn tồn kho trong quá trình xây dựng thì không đáng lo ngại. Và nếu chiếu theo yêu cầu của Bộ Xây dựng, sản phẩm tồn kho được tính từ thời điểm sau một năm kể từ ngày bất động sản đó đủ điều kiện đưa vào kinh doanh, nhưng bất động sản đó không bán hoặc chưa bán được, thì UBND TPHCM cho biết tới thời điểm này tại TPHCM không có số liệu này để báo cáo.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn