MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Kiếm vài triệu một ngày: Dân không muốn rời phố cổ, khu giãn dân bỏ hoang

Tuyết Lan LDO | 24/05/2023 14:11

Hà Nội - Trái ngược với cảnh nhiều thế hệ chen chúc sống trong những khu nhà tập thể xập xệ hơn chục mét vuông, khu nhà giãn dân phố cổ ở Thượng Thanh (quận Long Biên) đến nay vẫn hoang vắng, không có người sinh sống.

Chung cư giãn dân "thiếu hơi người"

Năm 2012, UBND quận Hoàn Kiếm đã đề xuất với UBND TP Hà Nội dành 30ha đất tại phường Thượng Thanh, quận Long Biên để thực hiện dự án giãn dân phố cổ giai đoạn 2, với hơn 5.000 hộ.

Sở Quy hoạch - Kiến trúc đã phối hợp với UBND quận Long Biên và Hoàn Kiếm tổ chức công bố, bàn giao hồ sơ điều chỉnh cục bộ quy hoạch 7 ô đất trong Quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới Việt Hưng (tỷ lệ 1/500).

Khu nhà giãn dân phố cổ rộng khoảng 30 ha tọa lạc trên đường Lý Sơn mới, kết nối giao thông với đoạn từ nút giao cầu vượt đường 5 với đường Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Văn Linh đến phía Đông Nam chân cầu Đông Trù (Hà Nội).
Khu nhà giãn dân gồm 5 tòa nhà (N015A, N015B, N015C, N015D, N015E), với tổng hơn 80 căn hộ. Mỗi tòa nhà cao 8-9 tầng và được trang bị đầy đủ hệ thống thang máy. Mặc dù giao thông thuận tiện nhưng đến nay khu nhà giãn dân hoang vắng gần như không có dân cư chuyển đến ở.
Bỏ hoang nhiều năm nên nhiều hạng mục của dự án đã xuống cấp, nhếch nhác.
Cửa chính của các toà nhà luôn trong tình trạng khoá chặt.
Nhiều tấm kính của hệ thống mái che trước sảnh và đường dẫn xuống hầm tòa nhà bị nứt vỡ thành những mảnh vụn, trần kính thủng nhiều chỗ.
Lối vào các hầm để xe ngập rác thải được che kín bằng tôn.
Người dân trong khu vực cho biết do dự án bỏ hoang nên các hộ gia đình xung quanh đã xin ban quản lý tận dụng khoảng đất trong khuôn viên để trồng râu, tránh cỏ mọc hoang dại.
Thời gian gần đây, có một tốp công nhân chuyển về dựng bạt ngăn cách thành từng ô để sinh hoạt, sống tạm ở khu vực tầng 1.
Toà nhà giãn dân phố cổ vẫn có bảo vệ trông coi hàng ngày.

Kiếm vài triệu/ngày, dân không muốn rời phố cổ

Trái ngược với những toà chung cư giãn dân phố cổ hoang vắng, xuống cấp trầm trọng chính là hiện trạng của nhiều ngôi nhà ở phố cổ được xây dựng từ thế kỷ trước. Tuy nhiên, đây vẫn là nơi sinh sống của đông đảo các hộ gia đình nhiều thế hệ.

Chị Lương Thị Thập (thường trú số 5A, Phủ Doãn, phường Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết nhà cửa chật chội và xập xệ thật nhưng ở phố cổ dễ kiếm sống.Công việc chính của chị Thập hiện nay là bán trà đá, trung bình mỗi tháng chị kiếm được dao động từ 6-10 triệu để trang trải cuộc sống và lo cho gia đình.

“Khi giãn dân hoặc tái định cư ra các khu ngoại thành như Long Biên, Gia Lâm thì những hộ dân nơi đây sẽ mất kế sinh nhai, không còn mặt bằng kinh doanh “màu mỡ” như phố cổ. Bản thân tôi nếu bị di dời ra các khu ngoại thành, sống ở chung cư thì không biết làm gì để có thu nhập như hiện nay” - chị Lương Thị Thập chia sẻ.

This browser does not support the video element.

Người dân nói lý do không muốn rời phố cổ Hà Nội.

Dưới đây là hình ảnh PV Báo Lao Động ghi nhận tại phố cổ Hà Nội:

Những căn nhà được cơi nới, tường gạch nứt vỡ với đường điện như một "ma trận" ẩn chứa nhiều nguy hiểm.
Cầu thang dù đã được dân cư sửa chữa, trát xi măng nhưng cũng chỉ dừng ở mức độ tạm bợ.
Nhiều hộ gia đình cùng phải sự dụng chung nhà vệ sinh khiến việc sinh hoạt cá nhân trở nên bất tiện.
Những căn phòng sinh hoạt ẩm thấp, bó hẹp nhưng người dân vẫn chật vật bám trụ. 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn