MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Kinh doanh khách sạn Việt Nam vượt Thái Lan, Malaysia?

T.CHÍ LDO | 02/09/2016 11:56
Theo đánh giá của Cty tư vấn thị trường BĐS CBRE Việt Nam, ngành kinh doanh khách sạn tại Việt Nam từ đầu năm 2016 đang làm ăn tốt, chứng kiến sự tăng trường vượt bậc.

Thậm chí, ngành nghề kinh doanh này đã vượt cả Thái Lan, Malaysia, Indonexia về chỉ số giá phòng, doanh thu phòng bình quân. Tuy nhiên, mặc dù tăng trưởng vượt bậc nhưng về quảng bá du lịch Việt còn hạn chế, lượng khách quốc tế đông nhưng số lần quay lại vẫn bài toán đau đầu.

Cụ thể, theo CBRE, nếu như năm 2015, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng gần như không đáng kể so với mức tăng hơn 40% của Nhật Bản hay 10% của Indonesia, thì nửa đầu năm 2016, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng trưởng tới 21% so với cùng kỳ.

CBRE đánh giá, Việt Nam đang chứng tỏ được vị thế trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn trong khu vực Đông Nam Á. Điều này được thể hiện thông qua công suất phòng ấn tượng tại TPHCM (65%) và Hà Nội (75%) trong nửa đầu năm nay. Đặc biệt, công suất phòng tại Hà Nội đã đạt mức kỷ lục trong vòng năm qua, cạnh tranh với Bangkok ở vị trí đầu bảng trong khu vực.

Chỉ số giá phòng bình quân ADR và doanh thu phòng bình quân REVPAR của cả TPHCM và Hà Nội trong năm 2015 đều đạt mức cao so với Bangkok, Kuala Lumpur, Jakarta, nhưng vẫn thấp hơn Singapore và Hồng Kông.

Ngoài ra, CBRE đánh giá, chính sách miễn thị thực đồng thời cũng nâng cao lượng khách du lich quốc tế đến Việt Nam lên mức tăng 13,5% theo năm đối với TPHCM, 39,3% theo năm đối với Hà Nội và 39% theo năm đối với Nha Trang. Bên cạnh đó, các đơn vị quản lý khách sạn danh tiếng trên thế giới như Accor, IHG, Marriott, Hilton và Starwood đang tiếp tục nhắm tới Việt Nam. 

Ngoài ra, một số các dự án có quy mô từ các chủ đầu tư lớn như Vingroup và Sun Group cũng góp phần xây dựng và phát triển các cụm du lịch ở các thành phố ven biển như Đà Nẵng, Nha Trang và mới đây là Phú Quốc với gần 200 dự án được cấp phép trong năm 2015. Các chuỗi khách sạn và đơn vị quản lý khách sạn nổi tiếng như Wyndham, Holiday Inn và Pan Pacific cũng đang gia nhập thị trường Việt Nam.

Trong tương lai, CBRE đánh giá, thị trường khách sạn Việt Nam sẽ chứng kiến sự sôi động của mảng khách sạn và resort 5 sao với mức tăng trưởng nhảy vọt do có thêm nhiều khách sạn 5 sao được trông đợi sẽ mở cửa ở TPHCM cho đến năm 2017, trong khi Hà Nội dự kiến đón gần 1.000 phòng khách sạn 5 sao từ một số dự án như Landmark 72 vào cuối năm 2016, Khách sạn Văn Miếu Mercure Hotel đang được xây dựng, Vietinbank Tower và Hilton Hanoi Westlake dự kiến mở cửa trong 2 năm tới. Tập đoàn Starwood cũng dự kiến mở thêm 6 khách sạn và khu nghỉ dưỡng mới trải dọc Việt Nam trong giai đoạn từ 2016 đến 2019.

Tuy đưa ra nhận định lạc quan về về ngành kinh doanh khách sạn, nhưng ông Marc Towsend - GĐ điều hành CBRE Việt Nam - cho rằng, kinh doanh khách sạn phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển ngành du lịch, tuy nhiên thực trạng kinh doanh du lịch không phải không có hạn chế”. Lượng khách du lịch quốc tế quay trở lại Việt Nam hạn chế, 70% khách quốc tế đến Việt Nam thích đến các du lịch ven biển sẽ khó cho du lịch nghỉ dưỡng tại miền núi như Sa Pa, Đà Lạt. Ngoài ra, so sánh với thị trường du lịch khác, ngân sách dành cho maketing khiêm tốn”, GĐ CBRE nhận định. 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn