MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Đất thổ cư được phép sản xuất kinh doanh sau khi người sử dụng đất thực hiện thủ tục đăng ký biến động. Ảnh: Phan Anh

Lưu ý quan trọng khi người dân kinh doanh đất ở

Tuyết Lan (T/H) LDO | 06/07/2023 10:35

Đất ở (hay còn gọi là đất thổ cư) thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. Nhiều người thắc mắc cần lưu ý gì khi kinh doanh đất ở.

Đất ở gồm những loại đất nào?

Tại điểm a Khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai 2013 quy định đất ở là loại đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. Đất ở được sử dụng để xây dựng nhà ở, các công trình phục vụ cho đời sống và vườn, ao gắn liền với nhà ở đã được công nhận là đất ở.

Trường hợp thửa đất có vườn ao gắn liền với nhà ở mà chưa được công nhận quyền sử dụng đất thì diện tích đất ở được xác định tạm thời bằng hạn mức giao đất ở mới theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Đất ở gồm đất ở nông thôn và đất ở tại đô thị. Cụ thể, theo Thông tư 27/2018/TT-BTNMT:

- Đất ở tại nông thôn: Là đất ở thuộc phạm vi địa giới hành chính các xã, trừ đất ở tại khu đô thị mới đã thực hiện theo quy hoạch phát triển các quận, thành phố, thị xã, thị trấn nhưng hiện tại vẫn thuộc xã quản lý.

- Đất ở tại đô thị: Là đất ở thuộc phạm vi địa giới hành chính các phường, thị trấn, kể cả đất ở tại các khu đô thị mới thuộc phạm vi quy hoạch phát triển của các quận, thành phố, thị xã đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nhưng đến thời điểm thống kê, kiểm kê vẫn do xã quản lý.

Kinh doanh đất ở cần lưu ý gì?

Đất ở được phép sản xuất kinh doanh sau khi người sử dụng đất thực hiện thủ tục đăng ký biến động.

Cụ thể, tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT (sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 5 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT) quy định trường hợp người sử dụng đất muốn chuyển mục đích sử dụng đất từ đất ở sang đất sản xuất kinh doanh (đất phi nông nghiệp) sẽ thuộc trường hợp không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải thực hiện thủ đăng thủ đăng ký biến động.

Theo đó, Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về hồ sơ, thủ tục đăng ký biến động đất đai như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.

- Hồ sơ bao gồm: Đơn đăng ký biến động theo mẫu; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Theo khoản 2, 3 Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ theo quy định sau:

Cách 1: Hộ gia đình, cá nhân nộp tại UBND cấp xã nơi có đất nếu có nhu cầu (xã, phường, thị trấn).

Cách 2: Không nộp tại UBND cấp xã.

- Nếu địa phương đã tổ chức Bộ phận một cửa thì nộp tại Bộ phận một cửa ở cấp huyện.

- Nếu chưa tổ chức bộ phận một cửa thì nộp hồ sơ như sau:

+ Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

+ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện (nếu địa phương chưa có Văn phòng đăng ký đất đai).

Bước 3: Tiếp nhận và giải quyết.

Bước 4: Trao kết quả.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn