MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Việc ở lại nhà mới để Cúng giao thừa hay không cũng không quá quan trọng. Ảnh: Cao Nguyên.

Mới mua đất và xây nhà ở Hà Nội, có nên ở lại cúng giao thừa?

ANH HUY LDO | 08/02/2024 07:51

Nhiều người lên Hà Nội sinh sống và lập nghiệp, dịp cuối năm họ đã mua được đất và xây nhà. Tuy nhiên, họ đang phân vân không biết có nên về quê ăn Tết đón giao thừa hay ở lại cúng giao thừa xong mới về.

Năm hết, Tết đến, việc lựa chọn về quê ăn Tết hay ở lại để cúng giao thừa nhà mới xây xong là điều khiến rất nhiều gia đình băn khoăn.

Hiện nay có rất nhiều người rời quê, ra thành phố lớn như TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh... để làm việc, sinh sống, đồng thời, họ cũng xác định gắn bó tại đây.

Việc mua chung cư hay nhà đất tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi người nhưng theo thói quen thì ai ai cũng mong Tết sẽ về quê sum họp cùng bố mẹ, anh em, họ hàng…

Tuy nhiên, theo phong tục thì sau khi nhận căn hộ chung cư, nhà mới trong những ngày giáp Tết thì năm đầu tiên, gia chủ nên ở lại cúng giao thừa. Điều này đang khiến nhiều người băn khoăn.

Chuyên gia phong thủy Hoàng Gia Bảo phân tích, ngày Tết là ngày sum vầy của đại gia đình, về mặt tâm linh thì chúng ta về quê ăn Tết để sum vầy với bố mẹ, anh em, họ hàng.

Do đó, mọi người không cần thiết phải ở lại cúng giao thừa tại căn hộ chung cư, nhà đất vừa mới xây xong.

Tuy nhiên, theo vị chuyên gia này, không cần thiết không có nghĩa là xuề xòa cho qua, trước khi nghỉ Tết, chúng ta cần bày biện lên ban thờ và mâm lễ cúng tạ ơn thần linh, thổ địa đã phù hộ cho cả gia đình trong suốt thời gian chúng ta về nhà mới.

Sau đó, tín chủ cần trình bày hoàn cảnh và mời gia tiên cùng về quê ăn Tết với gia đình (đối với chủ hộ có thờ cúng gia tiên tại căn hộ hoặc nhà đất tại thành phố).

Chuyên gia phong thủy này lý giải thêm về luận điểm trên, Tết là dịp mọi người về quê sum họp, hợp tình hợp lý. Mọi người không cần quá lo lắng về việc bị trách phạt khi giao thừa không thắp hương tại căn hộ chung cư hay nhà vừa mới xây xong.

Theo ông Bảo, cúng giao thừa nhà mới là lễ để tiễn ngài Cựu niên và đón ngài Tân niên, cũng chỉ là thờ vọng các ngài.

"Tại gia, chúng ta có lễ để dâng các quan thần linh bản thổ đón Tết, xin phép cho gia tiên được về ăn Tết. Chính vì lẽ đó, nên mâm cỗ cuối năm, thường sẽ có thêm mâm cơm canh cúng giao thừa và trên ban thờ vẫn là đồ lễ riêng của các quan thần linh bản thổ, để thỉnh mời các quan thần linh và gia tiên ăn Tết", vị này nói thêm.

Nhiều nơi hay cúng giao thừa ngoài sân, ý để mời cả các quan hành khiển. Tuy nhiên, tương tự như trường hợp nói trên, không phải nhà nào, các quan cũng có thể ghé, nhưng việc chuẩn bị là tùy tâm theo phong tục và phần nhiều là để an tâm, cho thấy sự chu toàn và lòng thành gia chủ.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn