MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Cần phân biệt rõ mục đích giữa đấu giá và đấu thầu dự án có sử dụng đất. Ảnh: Cao Nguyên

Nhập nhèm đấu giá và đấu thầu dự án có sử dụng đất

Cao Nguyên LDO | 30/03/2023 08:21

Trên thực tế, hiện nay một số dự án có thể đấu giá nhưng cho đấu thầu, trong khi đó có những dự án chỉ đấu thầu lại cho đấu giá. Việc không rõ ràng tiêu chí đã khiến cho đấu giá với đầu thầu dự án sử dụng đất trở nên nhập nhèm.

Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) vừa gửi một số góp ý cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội liên quan đến quy định về đấu giá quyền sử dụng đất và đấu thầu dự án có sử dụng đất tại Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA - nói rằng, lý do đưa ra góp ý này là nhằm xây dựng các tiêu chí phù hợp cho từng phương thức đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất. Minh chứng là, đấu giá quyền sử dụng đất nhằm mục đích để bán đất với giá cao nhất, thu ngân sách nhà nước cao nhất, tức là chọn giá trúng đấu giá cao nhất của nhà đầu tư và chỉ thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất đối với các trường hợp đất sạch. Trong khi đấu thầu dự án có sử dụng đất lại nhằm mục đích để lựa chọn nhà đầu tư năng lực tốt, có dự án chất lượng, tính khả thi cao.

Chia sẻ với Lao Động, ông Nguyễn Anh Tuấn - Giám đốc Công ty TNHH MTV Phương Đông - cho biết, quy trình và các điều kiện đấu giá quyền sử dụng đất và đấu thầu dự án có sử dụng đất cơ bản giống nhau, tuy nhiên về mặt triển khai lại khác nhau.

Còn đấu thầu dự án có sử dụng đất thì khi lựa chọn nhà đầu tư, công nhận nhà đầu tư xong lúc đó nhà đầu tư ứng tiền và phía nhà nước thu hồi. Đó là hai điểm khác nhau.

“Cần phải tách biệt nhau chứ không thể nhập nhèm được. Bởi lẽ một số dự án có thể đấu giá nhưng cho đấu thầu, trong khi đó có những dự án chỉ đấu thầu lại cho đấu giá, tiêu chí chưa rõ ràng dễ bị lợi dụng…”, ông Tuấn nói.

Theo ông Tuấn, đề nghị Luật Đất đai (sửa đổi) cần phải phân định ra đấu giá thế nào, đấu thầu thế nào, phải có bộ tiêu chí riêng.

Ông Lê Hoàng Châu nói thêm, nội dung Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều 126 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã quy định đầy đủ tất cả các trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất, nhưng nội dung Điểm a Khoản 1 Điều 126 của dự thảo luật này lại quy định một số trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất theo cách liệt kê nên vừa trùng lắp lại vừa có thể gây nhầm lẫn và khó thực thi.

Chưa hết, tại Điểm a Khoản 1 Điều 126 quy định, đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp “đất do Nhà nước thu hồi để thực hiện dự án để thực hiện dự án đô thị, dự án khu dân cư nông thôn, dự án xây dựng nhà ở thương mại” và đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp “giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đô thị, dự án khu dân cư nông thôn, dự án xây dựng nhà ở thương mại”... Điều này lại không thật rõ nghĩa và có thể gây hiểu nhầm là phải thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất đối với tất cả mọi “dự án đô thị, dân cư nông thôn,  nhà ở thương mại...”. Theo đó, HoREA kiến nghị sửa đổi, bổ sung Điều 78 và Điều 128 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) để cho phép “dự án đô thị, khu dân cư nông thôn, nhà ở thương mại” vừa có thể thực hiện phương thức Nhà nước “thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội, vì lợi ích quốc gia, công cộng”, vừa có thể thực hiện phương thức đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thông qua việc thỏa thuận về quyền sử dụng đất.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn