MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Nữ cổ đông lập doanh nghiệp 144 nghìn tỉ: Đang làm thủ tục rút khỏi công ty

Cường ngô LDO | 28/02/2020 15:43
Được biết, hiện tại bà Kim Thị Phương đã đến Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội để làm thủ tục rút khỏi công ty, tuy nhiên, theo các luật sư "thủ tục này khá phức tạp".

Liên quan thông tin đang gây xôn xao dư luận về Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư quốc tế và Dịch vụ thương mại USC (Công ty USC Interco) có vốn điều lệ lên tới 144.000 tỉ đồng (6 tỉ USD), chia sẻ với phóng viên Lao Động, một người thân cận với bà Kim Thị Phương (sinh năm 1963) - một trong 3 cổ đông của Công ty USC Interco cho biết, bà Phương là đại lý phân phối nước khoáng từ trường cho Công ty cổ phần nước CNA, khi ông Nguyễn Hoàn Sơn (bạn hàng của bà Phương) ngỏ lời muốn thành lập công ty, bà Phương nghĩ điều đó thuận lợi cho công việc làm ăn của mình, nên đồng ý.

Bà Phương là cổ đông góp vốn nhưng không phải đi đăng ký. Ông Trần Gia Phong và ông Nguyễn Hoàn Sơn cầm chứng minh thư của bà Phương đi làm thủ tục, sau đó cầm hồ sơ về bảo bà Phương ký. Bà Phương cũng không hề hay biết công ty này có ngành nghề kinh doanh bất động sản.

Theo tìm hiểu Lao Động, hiện tại, bà Kim Thị Phương đã đến Sở Kế hoạch - Đầu tư Hà Nội để làm thủ tục rút khỏi công ty, đồng thời nhờ luật sư tư vấn thủ tục pháp lý về việc này.

Nhà của bà Phuơng - đồng thời cũng là trụ sở siêu công ty. Ảnh: Cường Ngô 

Dưới góc độ pháp lý, luật sư Diệp Năng Bình - Đoàn Luật sư TPHCM cho biết, trong quá trình hoạt động kinh doanh, việc thay đổi thành viên trong doanh nghiệp diễn ra khá phổ biến. Nhìn chung có 4 trường hợp thay đổi thành viên như sau: Thay đổi thành viên do tiếp nhận thành viên mới; Thay đổi thành viên do chuyển nhượng, tặng cho phần vốn góp; Thay đổi thành viên do không góp đúng, góp đủ, góp không đúng tiến độ vốn góp đã đăng ký; Thay đổi thành viên do thừa kế.

Theo Điều 201 Luật doanh nghiệp 2015, có hai hình thức giải thể doanh nghiệp, đó là giải thể tự nguyện và giải thể bắt buộc.

Giải thể tự nguyện là quyền của nhà đầu tư đối với việc rút lui khỏi thị trường kinh doanh - một trong các nhóm quyền của quyền tự do kinh doanh.

Gồm các trường hợp quy định tại điểm a,b, khoản 1 điều 201 Luật doanh nghiệp 2015. Đó là việc kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn; Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần.

Còn giải thể bắt buộc do yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước về doanh nghiệp do doanh nghiệp không đáp dứng được các điều kiện luật định. Bao gồm các trường hợp sau: Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 6 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Theo luật sư Bình, việc bà Phương rút cổ phần ra khỏi công ty cũng phải vấn đề đơn giản. Vì công ty này mới được thành lập nên việc chuyển nhượng cổ phần phải thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 84 Luật doanh nghiệp.

Cụ thể: “Trong thời hạn 3 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông”.

Sau thời hạn 3 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập đều được bãi bỏ, khi đó cổ đông sáng lập mới có thể tự do chuyển nhượng cổ phần của mình.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn