MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Hàng chục nghìn mét vuông khu "tái định cư khẩn cấp" bỏ hoang đã nhiều năm nay, sau khi rao bán không thành công, trong khi dân vất vưởng sống "chui" (ảnh: QĐ).

Quy trình “ngược” tại dự án Tái định cư khẩn cấp ở Hà Tĩnh

QUANG ĐẠI LDO | 30/05/2017 19:20
Lập danh sách 66 hộ cần “tái định cư khẩn cấp” rồi chỉ cấp 14 lô đất và rao bán đất nền, sau khi báo chí phản ánh, chính quyền địa phương tại thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) lại tiếp tục làm “quy trình ngược”.
UBND thị xã Hồng Lĩnh cho biết, sau khi báo Lao Động đăng thông tin về dự án di dân tại phường Trung Lương, UBND thị xã đã tổ chức họp, giao phường báo cáo chi tiết. Sau đó, UBND thị xã sẽ báo cáo UBND tỉnh, xin ý kiến chỉ đạo. Một số hộ dân có tên trong danh sách 66 hộ nói trên (vùng ven sông Minh và dọc QL1A) đã được phường mời lên họp, hỏi xem có nguyện vọng di dời vào khu tái định cư hay không.

Liên quan vấn đề vào khu tái định cư, một hộ dân sống cạnh QL1A cho biết, “Tôi trả lời là không đồng ý. Tôi ở đây đã bao nhiêu năm, đất có giá trị, nhà cửa ổn định, trị giá hàng tỷ đồng, nghề nghiệp làm ăn buôn bán thuận lợi. Nay di dời vào trong đó, chỉ được mảnh đất 170 m2, lấy gì làm ăn”..

Việc làm nói trên của UBND phường Trung Lương là ngược quy trình.

Theo Thông tư số 14/2010/TT-BNNPTNT Bộ NNPTNT ngày 19.3.2010, quy trình bố trí, ổn định dân cư gồm các bước: Tuyên truyền, vận động, cung cấp thông tin cho dân, hướng dẫn người dân làm đơn tự nguyện bố trí tái định cư… Sau đó mới tiến hành lập danh sách, lập dự án, dự trù kinh phí và thực hiện các bước để di dời.

Văn bản của UBND tỉnh Hà Tĩnh trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị hỗ trợ vốn xây dựng khu tái định cư di dời khẩn cấp 66 hộ dân vùng "báo động cao" . Ảnh: QĐ

Tuy nhiên, khi thực hiện dự án “tái định cư khẩn cấp”, chính quyền địa phương không thực hiện đúng các bước nói trên; "bỏ qua" bước khảo sát, tuyên truyền; lập danh sách nhưng không khảo sát, đưa vào nhiều hộ không có nhu cầu di dời, không có đơn tự nguyện của nhiều hộ.

Sau khi dự án lập xong, đất bỏ hoang đã nhiều năm, mới quay lại hỏi ý kiến các hộ, và dân tiếp tục “lắc đầu”. Vì nếu vào vùng dự án, người dân sẽ rất thiệt thòi, khó khăn và thực sự họ không có nhu cầu.

Đây là cách làm theo “quy trình ngược” của chính quyền địa phương.

Cho thuê đất thiên tai

Trước đó, Lao Động online đã phản ánh việc Hà Tĩnh lập danh sách 66 hộ dân (tương ứng với 66 lô đất) nằm trong vùng “báo động cao” khi mùa mưa lũ, cần “di dời khẩn cấp”.

Sau khi được Trung ương hỗ trợ kinh phí làm dự án, địa phương chỉ cấp 14 lô đất, số còn lại chia lô rồi rao bán đấu giá, nay bỏ hoang. Mặc cho nhiều hộ dân có tên trong danh sách không có đất, sống vất vưởng.

Đất “di dời khẩn cấp”, được hiểu là vùng đất thiên tai, nguy hiểm không thể sử dụng được, thì nay UBND thị xã Hồng Lĩnh lại cho thuê để sản xuất, kinh doanh.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn