MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

"Sinh" tiền đỉnh, bất động sản nơi nào đang được săn lùng mùa dịch

Phương Linh LDO | 09/09/2021 08:00
Bất động sản, đặc biệt là chung cư đang được coi là mảnh đất hái ra tiền bền vững nhất thị trường với dòng tiền thực lớn. Giới đầu tư đang tranh thủ "ôm hàng" các dự án đón đầu quy hoạch, đầy đủ tiện ích bởi xu hướng tăng giá theo nhận định là khó đảo ngược.

5 dòng tiền lớn cùng đổ vào chung cư

"Thị trường BĐS dù dịch bệnh vẫn đang tiếp tục hứng một lượng tiền nhàn rỗi lớn", chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu đánh giá về kênh đầu tư được coi là số 1 thời điểm hiện tại.

Thực tế đang diễn ra như vậy khi dịch bệnh khiến nhiều ngành kinh doanh gặp khó, giống như trường hợp của anh Lê Minh Tuyển (Thanh Trì, Hà Nội), người đã phải lần lượt đóng cửa 2 start-up chỉ trong hơn 1 năm qua. Hồi tháng 4 năm nay, vợ chồng anh quyết định tìm bến đậu cho khoản tiền nhàn rỗi bằng cách mua một căn chung cư tại đô thị lớn khu vực Gia Lâm (Hà Nội). "BĐS dẫu gì vẫn món tài sản chạm được, thấy được, giá tăng đều, tạo cảm giác yên tâm", anh Tuyển nói.

Vinhomes Ocean Park.
Những người gia nhập thị trường vì các lĩnh vực khác bị thu hẹp chính là 1 trong 4 lực đẩy chính khiến BĐS sôi động thời gian qua, theo phân tích tại báo cáo mới nhất của Hội Môi giới BĐS Việt Nam. Dòng tiền thứ 2 dễ thấy nhất là nguồn thu lợi từ thị trường chứng khoán sau làn sóng chốt lời diễn ra mạnh mẽ thời gian qua. Thứ 3, theo báo cáo, nguồn kiều hối tại nhiều khu vực trên thế giới, do đầu tư không hiệu quả cũng đang tìm về thị trường BĐS Việt Nam. Dòng chảy thứ 4 từ tiền gửi ngân hàng bị điều chỉnh lãi suất giảm nên rút ra và đổ vào BĐS.

Các khu đô thị đầy đủ tiện ích, nằm ở vị trí cơ sở hạ tầng phát triển được nhà đầu tư săn lùng. Riêng với chung cư, theo giới trong nghề, ngoài 4 dòng tiền trên còn có 1 nguồn vốn lớn từ giới buôn đất nền. Rất nhiều người khi sóng đất xẹp xuống đang hướng về sản phẩm này. Tất cả, như đánh giá của ông Nguyễn Văn Đính, Tổng Thư ký Hội môi giới Bất động sản Việt Nam phân tích, khiến tổng cầu tăng mạnh với lượng tiền sẵn sàng thanh toán mua BĐS lớn.

Giới đầu tư tranh thủ "gom hàng" sớm

Trong khi nguồn cầu là tổng hòa của nhiều nhánh lớn thì nguồn cung trong thời gian qua không nhiều cải thiện với tình trạng nhỏ giọt diễn ra từ suốt năm 2019. Giá BĐS bởi thế đang có mức tăng mạnh.

Báo cáo mới nhất của VNDirect cho thấy, tại TP.HCM, trong 6 tháng đầu năm nay, giá bán căn hộ đã tăng tới 8,3%- 9,2% so với cùng kì năm ngoái. Tại Hà Nội, quan sát của VNDirect cũng ghi nhận mức tăng giá khoảng 7-9%.

Tăng giá đang là thực tế khó đảo ngược và sẽ là xu hướng chủ chốt thời gian tới bởi như phân tích của ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng Giám đốc Batdongsan.com.vn, chi phí đầu vào đang tăng không ngừng từ giá đất, vật liệu xây dựng đến nhân công, đẩy giá BĐS lên cao.

Giá BĐS tại Hà Nội tăng ở tất cả các phân khúc trong thời gian dài.
Đáng nói, theo giới chuyên gia, đây là xu hướng tăng giá bền của BĐS bởi dòng tiền thực từ người dân, không giống cảnh mua bán ồ ạt trên giấy với các khoản vay nóng lãi suất tới 20% như cách đây 10 năm.

Đồng quan điểm, ông Sử Ngọc Khương - Giám đốc Đầu tư cấp cao, Savills Việt Nam cho rằng, bối cảnh kinh tế hiện rất khác biệt giai đoạn 2011-2021 với lãi suất cho vay duy trì ở mức hợp lý 9-11%, lãi suất tiền gửi chỉ 5-6%. Quan trọng nữa theo ông là các nhà đầu tư hiện nay đã thông thái hơn và chú trọng tính an toàn trong quyết định đầu tư.

Với khả năng an toàn cao cùng mức giá tăng theo thời gian, đầu tư BĐS rõ ràng đang là kênh đầu tư "2 trong 1" như đánh giá của nhiều chuyên gia. Với nguồn cung có hạn, theo quan sát của nhà tư vấn BĐS Trần Thanh Hà, không ít nhà đầu tư đang nhanh tay xuống tiền tại những dự án hứa hẹn có nguồn cầu lớn nhất thị trường để tranh thủ hàng tốt, vị trí đẹp. Những đô thị có pháp lý rõ ràng, cơ sở hạ tầng kết nối thuận tiện, không gian sống sinh thái đầy đủ tiện ích như Vinhomes Ocean Park, Vinhomes Smart City hay một số địa chỉ khác sẽ là những điểm nóng nhất.

"Từ hẻm lên chung cư" đang là xu hướng sau những ngày tháng dịch bệnh bởi nhu cầu lớn để tận hưởng không gian, cảnh quan sống. "Xu hướng sợ bỏ lỡ đang lan rộng trên thị trường. Tuy nhiên gốc rễ của việc sợ bỏ lỡ không chỉ từ tâm lí đám đông mà bởi thực tế thị trường đang tạo ra cơ hội vàng", ông Hà nói.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn