MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Ảnh minh họa: Phan Anh

Thủ tục cho thuê đất nông nghiệp không thông qua hình thức đấu giá

Khương Duy LDO | 09/11/2023 07:00

Pháp luật về đất đai quy định rõ thủ tục cho thuê đất nông nghiệp không thông qua hình thức đấu giá. Nếu đang có ý định thuê loại đất này, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Thủ tục cho thuê đất nông nghiệp không thông qua hình thức đấu giá

Cụ thể căn cứ khoản 3 Điều 68 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, thủ tục cho thuế đất được thực hiện qua các bước:

Bước 1: Cơ quan tài nguyên và môi trường hướng dẫn lập hồ sơ xin thuê đất và các nghĩa vụ liên tài chính liên quan.

Bước 2: Người có nhu cầu thuê đất chuẩn bị và nộp hồ sơ

Căn cứ Điều 3 và Điều 4 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 11/2022/TT-BTNMT), để xin được thuê đất nông nghiệp thì cần nộp hồ sơ bao gồm:

- Đơn xin cho thuê đất.

- Bản sao giấy chứng nhận đầu tư hoặc văn bản chấp thuận đầu tư (có kèm theo bản thuyết minh dự án đầu tư) đối với dự án phải trình cơ quan nhà nước xét duyệt hoặc phải có giấy chứng nhận đầu tư.

- Bản sao bản thuyết minh dự án đầu tư đối với dự án không phải trình xét duyệt, dự án không phải cấp giấy chứng nhận đầu tư; Bản sao báo cáo kinh tế kỹ thuật đối với dự án không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình.

Bước 3: Cơ quan tài nguyên và môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền và ký hợp đồng thuê đất.

Bước 4: Người được cho thuê đất nộp tiền thuê đất.

Bước 5: Cơ quan tài nguyên & môi trường trình lên cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người thuê đất.

Bước 6: Giao đất trên thực địa và trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người được thuê đất nông nghiệp.

Phạt đến 500 triệu đồng với hành vi xây dựng nhà trên đất nông nghiệp

Việc xây dựng nhà, công trình trên đất nông nghiệp là hành vi sử dụng đất không đúng mục đích. Đây là hành vi nghiêm cấm được quy định tại Khoản 3 Điều 12 Luật Đất đai.

Luật sư Lê Thu Hằng - thành viên TAT Law Firm cho biết, mức phạt đối với hành vi này được quy định tại Nghị định 91/2019/NĐ-CP ngày 19.11.2019 xử lý vi phạm hành chính về đất đai của Chính phủ.

Cụ thể, tùy vào loại đất nông nghiệp, diện tích vi phạm mà người vi phạm sẽ bị phạt theo Khoản 3 Điều 9, Khoản 3 điều 10, điều 11 của Nghị định này. Mức phạt cao nhất có thể lên tới 500 triệu đồng. Xem chi tiết....

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn