MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Đất nông nghiệp có vay thế chấp được không? Ảnh minh họa: Trần Lưu

Vay thế chấp đất nông nghiệp và những điều cần biết

Trang Thiều (T/H) LDO | 21/03/2021 07:18

Để nắm rõ thông tin về điều kiện, thủ tục và quy trình vay thế chấp đất nông nghiệp người dân hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Vay thế chấp đất nông nghiệp là gì?

Vay thế chấp đất nông nghiệp là hình thức khách hàng dùng đất nông nghiệp là tài sản đảm bảo cho khoản vay. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật và quy định của các ngân hàng thì không phải mảnh đất nông nghiệp nào cũng được ngân hàng xét duyệt.

Trên thực tế hiện nay có ít ngân hàng chấp nhận loại tài sản thế chấp này. Bởi vì vị trí địa lý xa xôi, giá trị sử dụng thấp hơn giá trị của đất thổ cư, gây khó khăn cho bộ phận thẩm định giá trị tài sản của ngân hàng.

Từ điều kiện vay khó khăn hơn so với các loại tài sản khác nên hạn mức vay cũng thấp hơn nhiều nhằm hạn chế rủi ro, đảm bảo khả năng thanh toán nợ của khách hàng.

Điều kiện vay thế chấp đất nông nghiệp

Một số ngân hàng chấp nhận sử dụng đất nông nghiệp làm tài sản thế chấp với các điều kiện sau:

- Mảnh đất đó phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- Không có tranh chấp với bất cứ ai ở thời điểm vay vốn;

- Quyền sử dụng đất không bị hoặc chưa bị kê biên trong xử lý vụ án

- Vẫn còn thời hạn sử dụng đất

- Đã đóng tiền sử dụng đất cho nhà nước.

Thủ tục vay thế chấp đất nông nghiệp

Người dân cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

- Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu của ngân hàng)

- CMND, Hộ khẩu/tạm trú của khách hàng vay hoặc bên thứ ba (nếu có)

- Giấy tờ pháp lý thể hiện tình trạng hôn nhân của khách hàng vay và/hoặc của bên thứ ba (nếu có)

- Các giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo hoặc tài sản thuộc quyền sở hữu của bên thứ 3 đứng ra bảo lãnh (là cha mẹ, anh chị em ruột, người hôn phối của khách hàng vay)

- Giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập và khả năng chi trả hàng tháng.

Quy trình vay thế chấp đất nông nghiệp

Bước 1: Nhận tư vấn về gói vay và chuẩn bị hồ sơ cần thiết theo chỉ dẫn của nhân viên ngân hàng

Bước 2: Ngân hàng tiếp nhận và tiến hành thẩm định hồ sơ

Bước 3: Quyết định xét duyệt hồ sơ và gửi thông báo quyết định đến khách hàng

Bước 4: Ký kết hợp đồng và tiến hành giải ngân (tiền mặt hoặc chuyển khoản)

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn