MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Man City chưa thể thoát được rắc rối về tài chính. Ảnh: AFP

600 triệu bảng thu nhập gian dối của Man City đến từ đâu?

VIỆT HÙNG LDO | 26/07/2021 14:30
Dù có khả năng kiếm tiền không vượt trội hơn những đối thủ tại Premier League nhưng Man City vẫn phát sinh những khoản lãi không biết đến từ đâu.

Đến lúc này, những bằng chứng về việc Man City gian lận trong tài chính đã dần được hé lộ hết. Thế nhưng, vẫn còn một số câu hỏi chưa có lời giải, ví dụ như việc họ đã kiếm tiền ra sao trong 1 thập kỉ qua?

Man City đã phụ thuộc hoàn toàn vào các công ty có trụ sở ở UAE - quê hương của Chủ tịch Sheikh Mansour. Nhờ có các công ty này, Man City được bơm tiền và được phép chi tiêu vượt trội hơn hầu hết các đối thủ ở Premier League.

Vào đầu mùa giải năm ngoái, The Citizens có đội hình trị giá 974 triệu bảng (cao nhất thế giới). Trước đó 1 năm, hóa đơn tiền lương của đội chủ sân Etihad đã cán mức 351,4 triệu bảng. Đây là con số cao nhất trong lịch sử bóng đá Anh.

Chủ tịch Sheikh Mansour của Man City là người rất quyền lực. Ảnh: AFP

Ở Premier League, có 3 đội bóng được đánh giá ngang hàng Man City về giá trị thương mại cũng như khả năng thu lợi nhuận từ thương hiệu, đó là Liverpool, Arsenal và Chelsea. Đây đều là những đội nằm trong nhóm Big 6, có lượng người hâm mộ rất lớn, thường xuyên góp mặt ở Champions League trong thập kỉ vừa rồi và quá khứ có nhiều thành công hơn hẳn Man City.

Trong vòng 10 năm, từ 2010 đến 2020, Manchester City kiếm được 1,7 tỉ bảng thu nhập từ các hoạt động thương mại. Cũng trong từng đó thời gian, 3 đội bóng trên chỉ thu về trung bình 1,1 tỉ bảng mỗi đội, ít hơn so với Man City 600 triệu bảng. Điều này khiến các cơ quan luật pháp hoặc những nhà điều tra không thể không đặt ra các nghi vấn về sự gian lận. Cũng nhờ số tiền 600 triệu bảng vượt trội này, đội bóng thành Manchester mới sắm sửa được nhiều như vậy.

Nhờ có các công ty ở UAE rót tiền một cách phi pháp, trong mùa giải 2012-13, doanh thu thương mại của Manchester City đã tăng tới 33% (143 triệu bảng). Qua điều tra, được biết 88% trong số này đến từ nguồn vốn ở UAE. Số còn lại có 67,5 triệu bảng doanh thu từ tập đoàn Etihad (tài trợ cho Man City), 15 triệu bảng từ công ty đầu tư vốn Aabar, 16,5 triệu bảng từ công ty viễn thông Etisalat và 19,75 triệu bảng của Công ty du lịch Abu Dhabi.

Đến mùa giải 2015-16, có 6 tổ chức riêng biệt ở UAE đã đóng góp 122 triệu bảng tài trợ, chiếm 68% tổng tài trợ năm đó của đội bóng này (179 triệu bảng). Đến giai đoạn mùa giải 2019-20, tỉ lệ này giảm xuống còn khoảng 56% (140 triệu bảng/tổng số 250 triệu bảng tài trợ).

Sân Etihad chuẩn bị hứng chịu sóng gió. Ảnh: AFP

Những con số và dữ kiện nêu trên có thể khiến Man City đối diện với rất nhiều rắc rối. Chỉ cần các luật sư chứng minh được tất cả số tiền tài trợ tăng thêm đều là của "xin - cho" giữa đội bóng và các công ty tài chính ở UAE, mọi chuyện sẽ đổ bể.

Sẽ ra sao nếu một ngày xấu trời, các công ty kia rút hết và để lại Man City hứng chịu tất cả?

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn