MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Ảnh: Goal

Cầu thủ không đá, đội bóng phản đối sân trung lập, Premier League đau đầu

HOÀI MINH LDO | 07/05/2020 13:25
Dự án tái khởi động  Premier League(Project Restart) một lần nữa lại gặp rắc rối khi nhiều đội không ép cầu thủ phải trở lại thi đấu, đồng thời chưa chấp nhận phương pháp đá sân trung lập.

Không ép cầu thủ thi đấu trước những lo ngại dịch bệnh

Premier League đang nỗ lực trở lại ngày 12.6 nhằm hoàn thành mùa giải 2019/20 và tránh những rủi ro về mặt tài chính. Tuy nhiên, phương án này gặp rất nhiều trở ngại và có nguy cơ đổ bể.

Theo điều tra của The Sun, có đến 9 đội Premier League chấp nhận việc không thể buộc cầu thủ thi đấu, nếu họ sợ nhiễm bệnh. Danh sách này bao gồm cả các đội phía đầu bảng và cuối bảng.

"Một người nào đó có vợ hay bạn gái đang mang thai, hoặc gia đình ai đó có người bị ung thư, làm sao chúng ta có thể ép họ chơi bóng trong những hoàn cảnh đó?", một nguồn tin của The Sun cho biết.

Nhiều câu lạc bộ chấp nhận để cầu thủ tự quyết có ra sân hay không. Ảnh: Getty 

Tất cả đều muốn bóng lăn nhưng nếu thi đấu trong nguy hiểm, chưa biết điều gì sẽ xảy ra. Do đó, ép buộc không phải là phương pháp được các đội bóng lựa chọn. Thậm chí, The Sun cho biết đã có đội gửi email để trấn an cầu thủ "các bạn sẽ không bị buộc phải ra sân nếu không thoải mái về sự an toàn".

Nhóm Bác sĩ Premier League - PLDG (Bác sỹ và chuyên gia y tế của các câu lạc bộ) đã gửi hàng trăm câu hỏi đến ban tổ chức. Trong đó, vấn đề về chính sách bảo hiểm vẫn chưa được giải thích rõ ràng, đây cũng là một mấu chốt của Dự án tái khởi động.

Không đá sân trung lập đồng nghĩa với hủy giải

Ban tổ chức Premier League cần tối thiểu 14/20 phiếu đồng thuận để Dự án tái khởi động được thông qua. 9 câu lạc bộ được The Sun nhắc tới, tuy không ép buộc cầu thủ phải ra sân nhưng không phải đội nào cũng đứng về phe phản đối. Những đối thái tiếp theo của nhóm này sẽ quyết định số phận của giải đấu.

Một trường hợp khác có thể khiến Premier League "vỡ trận" chính là sự bất đồng ý kiến về việc thi đấu sân trung lập. 6 đội xếp cuối gồm Brighton, Watford, West Ham, Norwich, Bournemouth và Aston Villa đã phản đối do không muốn mất một số lợi thế, có thể phải xuống hạng.

Thuyết phục “nhóm chống đối” đá sân trung lập là vấn đề nan giải. Ảnh: Daily Mail

6 đội chống đối không phải nhiều để phủ quyết một Dự án nhưng vẫn có thể khiến bóng không thể lăn trở lại. Giám đốc điều hành Hiệp hội quản lý giải đấu (LMA), ông Richard Bevan khẳng định việc thi đấu trên sân trung lập là yếu tố cốt lõi của Dự án tái khởi động và ảnh hưởng trực tiếp đến số phận Premier League.

"Nếu không thể thống nhất về giải pháp thi đấu, mùa giải có thể kết thúc ngay lập tức. Chính phủ sẽ đặt câu hỏi rằng những trận đấu sân nhà trong khu vực đông dân cư có đảm bảo yêu cầu giãn cách xã hội hay không?

Bóng đá không được chiếm bất kỳ nguồn lực nào của NHS (Dịch vụ y tế quốc gia), hông được ảnh hưởng đến năng lực của các dịch vụ y tế và cấp cứu. Tuy nhiên, cần môi trường an toàn để bóng đá quay lại", ông Richard Bevan chia sẻ trên BBC.

Giám đốc điều hành LMA, ông Richard Bevan coi việc đá sân trung lập là cốt lõi để khởi động giải. Ảnh: Daily Mail/PA

Hôm 6.5, Chính phủ Đức đã "bật đèn xanh" cho Bundesliga trở lại vào nửa cuối tháng 5. Nếu muốn theo sau, Premier League cần nhanh chóng tìm được sự đồng thuận của các câu lạc bộ và chuẩn bị kỹ càng trước khi Chính phủ xét duyệt.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn