MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

"Nhà có cỗ", các đội dự EURO 2020 chạy hết hơi mùa dịch này

VIỆT HÙNG LDO | 10/06/2021 14:00
Đá bóng là một chuyện, các đội tham dự EURO 2020 còn phải đối mặt với một cuộc đua nguy hiểm khác trong mùa dịch này, đó là di chuyển.

Khó cho UEFA ở chỗ, EURO 2020 khi mới được lên kế hoạch (từ trước lúc dịch COVID-19 ập đến) đã tính đến chuyện đá dàn trải khắp Châu Âu để ai cũng được hưởng không khí "nhà có cỗ". Đến khi dịch càn quét qua lục địa già, kế hoạch bị đảo lộn mọi thứ.

UEFA đối mặt với bài toán khó chưa từng thấy. Thành phố nào bị dịch ảnh hưởng nghiêm trọng, họ phải dời địa điểm thi đấu sang nơi khác. Nơi đó bị dịch tiếp, tất cả lại phải "khăn gói quả mướp" chọn chỗ mới. Chọn mãi mới được một vài nơi như hiện tại. Khi EURO diễn ra, UEFA có lẽ vừa xem, vừa cầu nguyện cho những biến cố bất thường đừng đến.

Trên thực tế, một vài thành phố được "dí" quyền đăng cai EURO 2020 ban đầu không nằm trong dự tính và phải gấp rút chuẩn bị. Khi mọi thứ đã làm trong vội vàng, khó có thể chỉn chu. Tuy nhiên, "nhà có cỗ", còn được tổ chức giải là may lắm rồi.

Khi các địa điểm thi đấu được ổn định, các đội mới biết mình phải đi đến những đâu trên khắp châu lục để đá trọn vẹn những trận có thể.

Bảng A được tổ chức tại Rome (Italia) và Baku (Azerbaijan). Có lẽ đến tận lúc này, người Italia vẫn cười thầm vì họ không phải đi đâu cả. 3 trận gặp Xứ Wales, Thụy Sỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đều được tổ chức ở Rome. Không phải "chạy 3 quãng đồng" mới được đá EURO, nếu năm nay Italia không có thành tích tốt, có lẽ ghế của Mancini khó lòng giữ được.

Thụy Sỹ là đội khổ nhất bảng này khi phải di chuyển tổng cộng 6.221 dặm để đá được với 3 đội còn lại. Đã không thực sự mạnh còn bị bào thể lực, Shaqiri và các đồng đội sẽ rất mệt mỏi.

Cũng cười như người Italia là người Đan Mạch ở bảng B, Hà Lan tại bảng C, Anh (bảng D), Tây Ban Nha (bảng E) và Đức (bảng F). Tất cả đều được đá tại sân nhà. Trong số này, Đan Mạch và Hà Lan được đánh giá yếu hơn cả. UEFA cũng cho thấy sự công tâm ít nhiều khi vừa đảm bảo an toàn mùa dịch, vừa phân bổ các lợi thế cho nhóm các đội như nhau, không có chuyện cứ đội mạnh mới được hưởng lợi thế này.

Khổ nhất là Thụy Sỹ khi phải di chuyển hơn 6.200 dặm để đá vòng bảng. Đội cũng phải di chuyển nhưng có số quãng đường phải đi ít nhất là Scotland (bảng D). Có lẽ do có biên giới sát Anh nên quãng đường di chuyển của họ coi như không đáng kể. 2 đội còn lại trong bảng này là Cộng hòa Séc và Croatia còn phải đến cả Anh và Scotland để đá.

Quay trở lại bảng F "tử thần", Đức có lợi thế quá lớn trước Pháp và Bồ Đào Nha. Năm cuối nhiệm kì của Joachim Loew, có lẽ đây là một chút may mắn trao tay ông thầy tài ba này. Nếu Đức vô địch EURO, Loew sẽ khép lại một sự nghiệp viên mãn.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn