MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Premier League đang có nhiều biến động về mặt pháp lý trước thềm mùa giải 2024-2025. Ảnh: AFP

Nỗ lực bất thành của Premier League trong việc bịt lỗ hổng của FFP

VIỆT HÙNG LDO | 09/06/2024 07:00

Bên cạnh bước tiến lớn là phủ quyết chuyện loại VAR từ mùa giải 2024-2025, cuộc họp đại hội đồng của Premier League mới đây không thật sự trọn vẹn vì những mâu thuẫn xung quanh Luật công bằng tài chính (FFP).

Premier League hiện đang đối mặt với tình trạng nhiều câu lạc bộ đang sử dụng lợi nhuận từ việc cho thuê khách sạn, sân tập hoặc các tài sản hữu hình khác để sử dụng vào việc riêng.

Trong cuộc họp tại Harrogate (phía Bắc Yorkshire) vào ngày 5.6, đã có 19/20 đội bỏ phiếu phủ quyết chuyện loại VAR từ mùa giải 2024-2025. Tuy nhiên, chỉ có 11/20 đội đồng ý loại bỏ điều trên. Một quyết định tại Premier League được đưa ra chỉ khi có ít nhất 14/20 đội đồng ý.

Sở dĩ Premier League phải ngăn chặn điều này bởi tại các hệ thống giải cấp dưới của EFL, xuất hiện rất nhiều câu lạc bộ đã bán, cho thuê bất động sản, sân tập, thậm chí cả sân vận động để có tiền, qua đó lách được các quy tắc bền vững về tài chính của bóng đá Anh (PSR). Việc có nhiều đội Premier League ủng hộ hành động tương tự cho thấy, có rất nhiều đội đang "không bền vững" về tài chính và muốn sử dụng những cách tương tự để chữa cháy.

Đang có nhiều đội lớn tại Premier League cố gắng tìm cách lách luật để đứng vững trước Luật công bằng tài chính. Ảnh: AFP

Ví dụ điển hình là Chelsea. The Blues đã lách được PSR trong mùa giải 2023-2024 bằng cách bán 2 khách sạn và bãi đỗ xe cạnh Stamford Bridge cho một "công ty chị em" với giá 76,5 triệu bảng. Do đó, đang từ việc lỗ 166,4 triệu bảng, Chelsea được coi chỉ còn thâm hụt 89,9 triệu bảng ở mùa giải vừa rồi.

Điều này không fair-play và Premier League muốn ngăn chặn nhưng đã bất thành. Lý do được nhiều đội đưa ra để không bỏ phiếu bởi luật này đang bao hàm quá nhiều thành tố, không được phân biệt rõ ràng đâu là loại doanh thu ngoài bóng đá mỗi đội bóng nên khai thác, đâu là những khoản không được lấy để bù lấp,...

FFP đã giúp nhiều giải đấu bớt được tình trạng các đội có tiềm lực tài chính thống trị năm này qua năm khác. Tuy nhiên, nó vẫn còn nhiều lỗ hổng khiến chính các đội lớn nhằm vào đó để lách, qua đó không bị trừng phạt hoặc bị hạn chế chi tiêu.

Thất bại lần này của Premier League có thể là tiền đề để các đội lớn từ đó tìm thêm nhiều cách để vùng vẫy hơn. Không phải ngẫu nhiên Man City vẫn đang khá ung dung trước 115 cáo buộc vi phạm tài chính. Việc thuê hàng chục luật sư "giỏi nhất thế giới" như ban lãnh đạo đội bóng này chia sẻ có thể nhằm mục đích giúp đội chủ sân Etihad tìm ra những lỗ hổng trong FFP và PSR để từ đó dần thoát được biến cố này. Hoặc nếu bị phạt, mọi thứ cũng không quá nghiêm trọng.

Man City hiện tại vẫn chưa cho thấy dấu hiệu lo lắng trước cả trăm cáo buộc. Ảnh: AFP

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn