MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Sân Old Trafford liệu có đổi chủ trong trước mùa giải 2023-24?. Ảnh: AFP

Tỉ phú Qatar muốn sở hữu Man United: Mua một đội EPL không hề dễ

VIỆT HÙNG LDO | 12/02/2023 17:16
Man United đang đứng ở ranh giới sang tay một ông chủ khác. Dòng tiền khổng lồ có thể đến từ Anh, Mỹ, Trung Quốc hoặc Trung Đông trong vài tháng tới.

Khi nhà Glazer ngỏ ý muốn nhượng lại Man United, rất nhiều nhà đầu tư tiềm năng trên khắp thế giới đã muốn mua lại đội bóng giàu thành tích này. Tất nhiên, để sở hữu một thực thể khổng lồ như “Quỷ đỏ” thành Manchester không phải là chuyện đơn giản.

Đến lúc này, chỉ có Sir Jim Ratcliffe là phía duy nhất công khai ý định muốn mua lại Manchester United. The Atthletic cho biết, thông tin các ông chủ Trung Đông, trong đó có Qatar muốn sở hữu M.U là tin cậy. Tuy nhiên, không rõ những tỉ phú người Ả-rập muốn sở hữu hoàn toàn hay chỉ một phần đội bóng nổi tiếng này.

Qatar Sports Investment (QSI) – chủ sở hữu của PSG được coi là bên có tham vọng muốn mua lại Man United. Nếu nắm được đội chủ sân Old Trafford trong tay, họ buộc phải bán PSG nhưng đến lúc này, QSI vẫn muốn gắn bó với đội bóng Pháp. Nếu QSI muốn ôm tất như vậy, hoặc M.U, hoặc PSG sẽ không được đá cúp Châu Âu theo luật của UEFA.

Đứng trên QSI là Quỹ tài sản Qatar (QIA). Nhiều khả năng, QIA sẽ sử dụng phương pháp từng áp dụng với RB Leipzig và RB Salzburg. Hai đội này đã đối đầu nhau ở Europa League 2018-2019 sau khi UEFA chấp thuận rằng: “không có cá nhân hay pháp nhân nào không còn ảnh hưởng quyết định” đến quyền kiểm soát của hai câu lạc bộ. 

Nasser Al-Khelaifi đang ôm mộng sở hữu Man United. Ảnh thiết kế: Việt Hùng

Có dễ để mua một đội bóng Premier League không?

Bất cứ ai muốn sở hữu một đội Premier League phải vượt qua được bài kiểm tra của nhóm Chủ sở hữu và Giám đốc (OADT). Về cơ bản, OADT đặt ra các yêu cầu, buộc người chủ mới phải đáp ứng được dựa trên sự tin cậy.

Từ trước tới nay, quan điểm của các nhà điều hành Premier League, một đội bóng Anh nên được sở hữu bởi chủ người Anh. Việc Newcastle được giới chủ Saudi Arabia sở hữu khi có cam kết, phía chính phủ của quốc gia Trung Đông này sẽ không tham gia vào việc kiểm soát đội bóng.

Vậy Newcastle có chủ sở hữu của một quỹ tài sản có chủ quyền ngoài lãnh thổ Anh có ảnh hưởng gì không? Quỹ đầu tư công Saudi Arabia (PIF) sở hữu 80% cổ phần Newcastle. Trong khi đó, Man City là một phần của City Football Group, được sở hữu phần lớn bởi ông chủ Sheikh Mansour. Tỉ phú này là thành viên hội đồng quản trị quỹ tài sản có chủ quyền của UAE nhưng The Citizens vẫn bình an vô sự.

Nếu QIA thúc đẩy vụ mua Manchester United và chứng minh được sự độc lập của họ với QSI, họ có thể hợp pháp hóa và không sợ lệnh cấm đá cúp Châu Âu từ UEFA. Do đó, việc QSI là công ty con của QIA và Nasser Al-Khelaifi ngồi trong hội đồng quản trị của QIA đang là vướng mắc lớn nhất trong thương vụ này.

Newcastle có tạo tiền lệ cho các vụ mua bán tương tự sau này?

Sau khi Newcastle được đổi chủ, Tổ chức Ân xá quốc tế (AI) cảnh báo, việc này sẽ tạo tiền lệ nguy hiểm cho bóng đá Anh. Trước đó, Premier League đã nhận cảnh báo về việc giải đấu có thể trở thành cơ hội để nhiều kẻ có mưu đồ tiêu cực bám vào và thực hiện mục đích.

Hôm thứ Tư, AI phát thông báo, họ không nhất thiết phải có hành động phản đối các nhà đầu tư nước ngoài sở hữu các đội bóng Anh. Tuy nhiên, Premier League phải khẩn trương củng cố các quy tắc sở hữu để đảm bảo những nhà đầu tư này tuân thủ nhân quyền và không nhân việc mua bán này để làm bàn đạp cho các hành động rửa tiền hoặc gian lận tài chính.

Hoàng gia Saudi Arabia không được phép can thiệp vào công việc nội bộ của Newcastle. Ảnh thiết kế: Việt Hùng

Vậy một chủ sở hữu được phép sở hữu nhiều hay chỉ một đội bóng?

Trong số 20 đội đang đá tại Premier League, có 10 đội thuộc mô hình chung chủ với các đội bóng khác. Ví dụ: Man City (Anh) chung chủ với New York City (Mỹ). Mô hình này đang nhân rộng ở Châu Âu. Một giải khó tính với chủ nước ngoài như Bundesliga của Đức hiện cũng có 3 đội theo mô hình này là Augsburg, Kaiserslautern và RB Leipzig.

Mô hình này giúp các đội bóng phá vỡ quy tắc chứng thực của cơ quan chức năng tại Anh thời hậu BREXIT. Từ đó, các cầu thủ nếu không chơi nổi tại Anh có thể dạt sang các đội cùng chủ sở hữu ở quốc gia khác. Từ đó, hợp đồng cũng không bị ảnh hưởng nhiều.

(Đọc tiếp phần 2: "Luật của UEFA rất khó lách" trên Lao Động...)

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn