MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Aston Villa đang bị đặt vào diện nghi vấn có gian lận tài chính sau khi nộp báo cáo muộn. Ảnh: AFP

Vì sao Aston Villa bị phạt về vấn đề tài chính?

VIỆT HÙNG LDO | 08/09/2024 08:09

Aston Villa vừa bị phạt 60.000 Euro vì đã cung cấp báo cáo tài chính mùa giải 2023-2024 muộn so với thời hạn.

Tuần vừa qua, có khá nhiều câu lạc bộ bị phạt do nộp báo cáo tài chính muộn, cụ thể cho mùa giải 2023-2024. Nặng nhất có lẽ là trường hợp của AS Roma khi đại diện Serie A phải nộp 2 triệu Euro. Trong số này có cả tiền phạt vì đã vi phạm một số điều của Luật công bằng tài chính (FFP) cho năm tài chính kết thúc vào tháng 6.2023.

Cơ quan Kiểm soát Tài chính câu lạc bộ (CFCB) của UEFA đã họp vào tuần này để đánh giá các độ bóng theo quy tắc chi phí cho đội hình (SCR) mới được đưa ra lần đầu tiên.

SCR quy định rằng tổng chi phí chuyển nhượng, tiền lương và chi phí cho người đại diện của các cầu thủ không được vượt quá một tỉ lệ % nhất định trên tổng số doanh thu của câu lạc bộ. Đối với mùa giải 2023-2024, con số này là 90%. Tuy nhiên, nó sẽ giảm xuống còn khoảng 80% cho chiến dịch 2024-2025. Dự kiến, nó chỉ còn khoảng 70% từ năm 2025 trở lại.

Tất cả các câu lạc bộ đều có báo cáo về chi phí đội hình trong giới hạn 90% nhưng ngoài Aston Villa, Marseille cũng bị phạt do nộp muộn. Đại diện của Ligue-1 phải nộp 20.000 Euro, bằng một nửa so với đội chủ sân Villa Park.

Aston Villa đang gặp chút rắc rối bên ngoài sân cỏ. Ảnh: AFP

Hoạt động chuyển nhượng vào hè này của Aston Villa bị ảnh hưởng nặng nề bởi các quy tắc về lợi nhuận và tính bền vững của Premier League (PSR). Do đó, Villa buộc phải bán bớt những cầu thủ thuộc lớp "cây nhà lá vườn" để tránh bị phạt nặng.

"SCR và PSR là hai khái niệm khác hẳn nhau. Trong khi SCR buộc bạn phải bán bớt những cầu thủ đắt giá, còn PSR bắt bạn phải bán đi những tài năng của học viện hoặc những ngôi sao rẻ hơn trong đội hình. Thật khó để cân bằng cả hai điều luật này. Tôi nghĩ Premier League hiện có một số điểm đã không tuân theo các quy tắc của UEFA.

Nói về SCR, có thể lấy ví dụ như thế này. Để giảm tỉ lệ về chi phí trên tổng doanh thu, chúng tôi may sao đã bán được Moussa Diaby cho Al-Ittihad ở Saudi Arabia. Dù giá của Diaby khá cao nhưng không có nghĩa đội bóng đã thu về được khoản lợi nhuận lớn. Do đó, chúng tôi phải bán những cầu thủ đắt giá để co hẹp khoảng cách đó lại " - Giám đốc bóng đá Damian Vdiagany của Ason Villa chia sẻ.

Trường hợp của AS Roma khác với Aston Villa. Đội bóng Italy đã bị UEFA đưa vào thỏa thuận giải quyết trong 4 năm vào năm 2023 sau khi không thể hòa vốn theo các quy tắc của FFP. Theo tính toán từ CFCB, nếu chiếu theo các quy tắc của SCR, Roma đã tiêu quá "một chút" so với hạn mức, từ đó dẫn tới việc bị phạt.

Theo Transfermarkt, Roma đã vội vàng công bố khoản lợi nhuận trên thị trường chuyển nhượng cho mùa giải 2022-2023 và 2023-2024, trước khi khoản lỗ ròng 64 triệu Euro của họ được xác định vào tháng trước.

AS Roma dính khá nhiều án phạt trong mùa hè này. Ảnh: AFP

Khác với Roma, Inter Milan, AC Milan, Juventus, Monaco, Marseille và PSG đều được UEFA đưa vào thỏa thuận giải quyết vào 2023 sau khi không đáp ứng được các quy tắc của FFP. Thế nhưng, không có đội nào bị phạt lần này vì CFCB vẫn tiếp tục theo dõi tiến độ của họ.

Nặng nhất trong số này là Istanbul Basaksehir. Đội bóng của Thổ Nhĩ Kỳ có thể bị cấm đá các giải của UEFA trong 1 năm nếu trong mùa giải tới, các chỉ số trên báo cáo tài chính của họ không được FFP và CFCB xác định hợp lệ.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn