MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Ảnh: The Sun.

Vụ Dybala, Maguire bị ép giá: Chưa thấy ai "đi chợ" khổ như Man United

VIỆT HÙNG LDO | 03/08/2019 09:37
Hết đồn đoán, đợi mong rồi vỡ mộng, kịch bản này lặp đi, lặp lại tại mỗi kì chuyển nhượng trong 5 năm qua khiến không ít người hâm mộ của Man United cảm thấy phát ốm.

Chiều 1.8 (giờ địa phương), Harry Maguire không có mặt ở buổi tập của Leicester City. Động thái này cho thấy trung vệ người Anh đang nóng lòng với thương vụ chuyển tới Manch United. Trước đó, mức giá 80 triệu bảng mà M.U đem ra đàm phán đã được "Bầy cáo" ưng thuận.

Tuy nhiên, đến trưa 2.8, đội chủ sân King Power lại bắn thêm tín hiệu với "Quỷ đỏ": Leicester City muốn 85 triệu bảng.

Ảnh: Getty.

Trong vài ngày qua, cái tên Paulo Dybala cũng làm nóng bầu không khí tại sân Old Trafford với cú áp-phe đổi ngang Romelu Lukaku cùng Juventus. Dybala không còn đất diễn tại sân Allianz sau sự xuất hiện của siêu sao Cristiano Ronaldo.

Tuy nhiên, nếu "Quỷ đỏ" muốn có sự phục vụ của Dybala sẽ phải chấp nhận mức lương 350.000 bảng/tuần. Đây là con số gần gấp 3 lần những gì chân sút này đang nhận được từ Juventus. Trong bối cảnh De Gea cũng muốn nâng lương lên 375.000 bảng/tuần, cộng với mức lương khổng lồ của những ngôi sao khác, M.U đang cảm thấy rất nặng nề nếu gánh thêm Dybala.

Ảnh: Evening Standard.

Trong hàng loạt tin đồn xuất hiện ở mỗi kì chuyển nhượng, "Quỷ đỏ" mới chỉ bổ sung được 2 cái tên trong phiên chợ hè 2019, đó là Daniel James và Aaron Wan-Bissaka. Tổng giá trị 2 thương vụ này chưa đến 70 triệu bảng và đó không phải những gương mặt có thể vực dậy CLB. M.U được cấp 200 triệu bảng nhưng đến lúc này, họ muốn tìm chỗ tiêu tiền cũng khó.

Tại sao lại có tình trạng này? Thứ nhất, sau kỉ nguyên Sir Alex Ferguson, thành tích của M.U đi xuống thảm hại, nhiều lần vắng bóng hoặc bị loại sớm tại Champions League. 

Khi đón một ngôi sao cỡ Dybala và nhiều tham vọng như Maguire, nếu không có Champions League, chuyện M.U bị ép giá là điều hiển nhiên. Dybala có quyền chọn phương án ở lại Juventus và làm nền cho Ronaldo, ít nhất vẫn có cơ hội vô địch.

Ảnh: Getty.

Trước khi "một mình một ngựa" vụ Maguire, Man United vấp phải sự cạnh tranh lớn của Man City. Nếu hàng thủ của The Citizens có lỗ hổng và Pep Guardiola cảm thấy cần phải vá, họ sẽ theo Maguire đến cùng và nhiều khả năng vượt mặt "người hàng xóm". Giờ đây, khi không còn đối thủ cạnh tranh, M.U đã bị ép giá tổng cộng 3 lần.

Cảm giác mỗi lần bị Leicester City kì kèo thêm 5 triệu bảng thật không dễ chịu chút nào với một tên tuổi lớn như M.U. Nhưng biết sao được, vị thế của đội chủ sân Old Trafford giờ không còn như xưa.

Nguyên nhân thứ hai nằm ở khoản hầu bao khổng lồ của giới chủ Mỹ, chính là hệ quả của nguyên nhân đầu tiên. Khi bạn có rất nhiều tiền và tỏ rõ sự nôn nóng muốn mua người, các đội bóng khác sẽ thừa cơ để ép giá.

M.U không thể để vị thế của mình đi xuống như vậy trên bàn đàm phán, điều này vừa tốn tiền, vừa tạo tiền lệ xấu cho bất cứ thương vụ nào từ giờ về sau. Do đó, không phải vì 5 triệu bảng tăng thêm vụ Maguire hay mức lương 350.000 bảng/tuần của Dybala khiến M.U gặp khó, tất cả đang tìm cách giải quyết hợp lý nhất.

Solskjaer có lòng tự tôn với M.U rất cao. Ảnh: Reuters.

Tín hiệu tốt duy nhất sau hàng loạt "bom xịt" suốt 6 năm qua là việc "Quỷ đỏ" giờ đã biết mình cần làm lại từ đâu. Sức mạnh hàng thủ cộng với sự gia cố ở tuyến giữa đang là điều Ole Solskjaer quan tâm.

Đây là yếu tố để một nhà vô địch được hình thành như cách Sir Alex Ferguson từng truyền đạt.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn