MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Ông Trần Hòa Bình gây được tiếng vang lớn với những cơ quan truyền thông lớn của Nhật Bản như Forbes, The Nikkei. Ảnh: NVCC.

Thời báo kinh tế Nhật Bản ấn tượng với chiến lược của bầu Bình đội Sài Gòn

NGUYỄN ĐĂNG LDO | 10/03/2021 19:05
Tờ báo kinh tế lớn nhất Nhật Bản – The Nikkei đã có cuộc phỏng vấn với ông Trần Hòa Bình (bầu Bình)– Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của đội Sài Gòn về chiến lược J.League hóa thời gian qua.

Thắng lợi lớn của đội Sài Gòn

Trên số báo ra ngày 10.3, tờ The Nikkei đã đặt ra hàng loạt câu hỏi với bầu Bình xung quanh chiến lược J.League hóa của đội bóng, làm cầu nối về kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản. Dưới sự điều hành của ông, hàng loạt doanh nghiệp lớn của Nhật Bản đã bắt tay đồng hành với đội Sài Gòn. Đội chủ sân Thống Nhất đã nhận hơn 100 tỉ đồng tiền tài trợ và con số hứa hẹn sẽ tiếp tục tăng lên.

“Chỉ trong khoảng 1 ngày bán vé cho trận khai mạc V.League mùa giải năm nay, cũng là trận ra mắt của cầu thủ Daisuke Matsui, chúng tôi đã bán được gần 14.600 vé. Ở trận khai mạc mùa trước, chúng tôi chỉ bán được khoảng 130 vé, nhưng ở mùa giải năm nay, doanh thu bán vé trong trận khai mạc đã bằng doanh thu bán vé của cả mùa giải năm ngoái”, bầu Bình trả lời cho câu hỏi về lợi ích mà đội Sài Gòn nhận được, khi tăng cường sâu sắc mối quan hệ với Nhật Bản.

Ngoài ra, bầu Bình cũng đưa hình ảnh các thương hiệu Việt Nam đến với bóng đá Nhật Bản thông qua việc có 6 bảng quảng cáo của SCB (Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn) trên sân của FC Ryukyu – đội bóng ở tỉnh Okinawa (Nhật Bản).

The Nikkei viết về đội bầu Bình và đội Sài Gòn trong số báo ra ngày 10.3. Ảnh: Chụp màn hình.

Ông nói: “Hiện nay, có khoảng 3.000 người Việt Nam sinh sống ở tỉnh Okinawa và khoảng 6.000 người ở tỉnh Kagoshima. Người Việt Nam sinh sống và làm việc tại Nhật Bản khi gửi tiền về Việt Nam, họ mong muốn được sử dụng dịch vụ của ngân hàng Việt Nam để cảm thấy an tâm hơn.

Tôi muốn bóng đá trở thành cầu nối cho sự phát triển quan hệ kinh tế, thương mại của hai nước, ví dụ như việc xúc tiến thành lập chi nhánh ngân hàng Okinawa tại TPHCM, hay thành lập chi nhánh ngân hàng Việt Nam tại tỉnh Okinawa”.

Trước The Nikkei, tờ Forbes – phiên bản Nhật Bản cũng đã rất ấn tượng với chiến lược và những bước đi nhanh chóng, căn cơ của đội Sài Gòn, để làm cầu nối giữa bóng đá Việt Nam và Nhật Bản.

Đội bóng được doanh nghiệp công nhận

Mới nhất, Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại TPHCM (JCCH) đã công nhận đội Sài Gòn là hội viên chính thức. Theo số liệu được cập nhật vào tháng 4.2020, JCCH có đến 1040 thành viên là những công ty lớn tại TPHCM. Với việc được JCCH công nhận, đội Sài Gòn hứa hẹn sẽ được hỗ trợ mạnh mẽ để củng cố mối quan hệ với các doanh nghiệp Nhật Bản cũng như mở ra những cơ hội lớn hơn trong tương lai.

Ông Trần Hòa Bình để tiền vệ Cao Văn Triền sang J.League thi đấu để phục vụ cho chiến lược dài hơn của đội Sài Gòn. Ảnh: FBNV.

Theo ông Bình việc tạo dựng được dựng độ tin cậy trong các mối quan hệ và rèn luyện nhân cách con người là yếu tố rất quan trọng khi làm việc với các đối tác Nhật Bản. Với 23 năm kinh nghiệm sinh sống và làm việc tại đất nước mặt trời mọc, bầu Bình đã bước đầu làm được điều này. Nhờ đó, ông đã đưa được hàng loạt cầu thủ, chuyên gia Nhật Bản qua làm việc cho đội Sài Gòn. Và sắp tới, ông sẽ đưa tiền vệ Cao Văn Triền và tiền đạo Trần Danh Trung sang khoác áo đội FC Ryukyu ở J.League 2.

“Tôi muốn đẩy nhanh tốc độ phát triển của bóng đá Việt Nam. Chúng tôi cũng có học viện bóng đá của riêng mình, tuy nhiên phải mất từ ​​5 đến 10 năm mới có thể gặt hái thành quả. Việc tích lũy kinh nghiệm thi đấu tại J-League sẽ giúp nâng cao trình độ các cầu thủ đội tuyển quốc gia Việt Nam. Các cầu thủ Việt Nam có ý chí, lòng quyết tâm và sự chăm chỉ. Điều còn thiếu duy nhất chính là “cơ hội”, bầu Bình chia sẻ.

This browser does not support the video element.

Bầu Bình chia sẻ về lý do đưa cầu thủ sang Nhật Bản thi đấu. Nguồn: Nguyễn Đăng.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn