MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Giấc ngủ và đường huyết cao có mối quan hệ với nhau. Đồ hoạ: Hạ Mây

3 lưu ý khi ngủ ở người có đường huyết cao

HẠ MÂY (THEO ABOLUOWANG) LDO | 06/02/2024 12:19

Giấc ngủ và lượng đường trong máu có mối liên hệ với nhau. Không ngủ được, dậy quá sớm... có thể làm giảm độ nhạy insulin, tăng cảm giác đói, từ đó làm tăng lượng đường trong máu. Dưới đây là 3 lưu ý khi ngủ đối với người có đường huyết cao.

Thời gian ngủ ban đêm không quá ngắn hoặc quá lâu

Ngủ quá ngắn (dưới 6 tiếng mỗi đêm) sẽ ức chế sự tiết insulin và làm tăng lượng đường trong máu lúc đói.

Ngủ quá lâu (hơn 9 tiếng mỗi đêm) có thể làm suy yếu chức năng của đảo tụy, dẫn đến giảm khả năng điều hòa lượng đường trong máu của cơ thể.

Do đó, những người có lượng đường trong máu cao nên duy trì thời gian ngủ 7 - 8 tiếng vào ban đêm.

Không thức quá 23h

Sau 23h, cơ thể bắt đầu tiết ra một lượng lớn melatonin (một loại hormone điều hòa giấc ngủ, sự tỉnh táo và giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ), đây là giai đoạn quan trọng để đi vào giấc ngủ sâu.

Ngủ trước thời điểm này không chỉ có tác dụng thúc đẩy cơ thể giải phóng một lượng lớn melatonin mà còn có thể ngăn ngừa hiệu quả chứng mất ngủ, mơ màng và các vấn đề khác. Đồng thời, giải tỏa hoàn toàn mệt mỏi, khiến bạn tràn đầy năng lượng mỗi ngày.

Không ngủ trưa quá 1 tiếng

Ngủ trưa khoảng 10 - 30 phút có thể giúp chúng ta nghỉ ngơi. Ngủ trưa quá 1 tiếng sẽ làm rối loạn đồng hồ sinh học, khiến bạn khó ngủ vào ban đêm hoặc dậy sớm.

Với những người có lượng đường trong máu cao chúng ta không nên đi ngủ ngay mà đi bộ nhẹ nhàng trong khoảng 20 phút có thể thúc đẩy nhu động ruột và giúp tiêu hóa thức ăn.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn