MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Cơm là thực phẩm chính mà chúng ta không thể thiếu hàng ngày. Đồ hoạ: Hàn Lâm

3 mẹo giảm đường huyết chậm khi ăn cơm

HẠ MÂY (Theo aboluowang) LDO | 06/03/2023 14:09

Cơm là thực phẩm chính mà chúng ta không thể thiếu hằng ngày. Tuy nhiên, với người có lượng đường trong máu cao ăn quá nhiều cơm cũng có thể trở thành nguyên nhân chính gây tăng đường huyết. Dưới đây là 3 mẹo giảm đường huyết chậm khi ăn cơm.

Chọn cơm trộn

Người có đường huyết cao không nên ăn cơm trắng, có thể chọn cơm trộn như gạo đen, gạo lứt có chỉ số đường huyết nhỏ hơn 55.

Đậu và cơm trộn cũng có thể ăn cùng nhau, đồng thời tăng tỷ lệ đậu hỗn hợp lên, tốt nhất là khoảng 1/2. Việc này sẽ giúp người ăn có cảm giác no lâu hơn và tiêu hóa chậm hơn, rất tốt cho việc kiểm soát lượng đường trong máu.

Các loại đậu như đậu đỏ, đậu xanh, đậu Hà Lan, đậu tằm, đậu đũa, đậu lăng,...

Ăn rau trước, ăn cơm sau

Cách ăn này sẽ giúp làm chậm quá trình hấp thu đường vì lượng chất xơ trong rau sẽ làm cho carbohydrate mà chúng ta ăn vào mất nhiều thời gian để chuyển hóa thành glucose. Từ đó, lượng đường hấp thu vào máu khi ăn cơm sẽ chậm hơn.

Bên cạnh đó, chúng ta có thể nấu cơm rồi để đông lạnh, sau đó lấy ra hâm nóng trước khi ăn. Cơm đông lạnh có thể làm tăng hàm lượng tinh bột kháng, chỉ số đường huyết sẽ giảm đi rất nhiều, có thể đảm bảo ổn định lượng đường trong máu tốt hơn.

Kết hợp đa dạng món ăn cùng cơm

Khi ăn cơm nên ăn kèm với các loại rau củ giàu chất xơ và thực phẩm giàu đạm chất lượng cao như trứng, cá, gà, vịt…, có tác dụng hạ thấp chỉ số đường huyết và giúp ổn định đường huyết sau bữa ăn.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn