MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Người có đường huyết cao cần kiểm soát lượng đường trong máu sau bữa ăn. Đồ hoạ: Hạ Mây

5 cách ăn uống giúp kiểm soát đường huyết xuống thấp sau bữa ăn

HẠ MÂY (THEO ABOLUOWANG) LDO | 15/02/2024 10:00

Tăng đường huyết sau ăn dễ dẫn đến xuất hiện các biến chứng mãn tính của bệnh đái tháo đường, đặc biệt là bệnh tim mạch. Vì vậy, người có đường huyết cao phải kiểm soát đường huyết xuống dưới 10 mmol/L sau bữa ăn.

Nhai chậm và ăn no 70-80%

Chúng ta cần kiểm soát lượng thức ăn nạp vào một cách hợp lý để mỗi bữa no 70-80%. Nhai chậm có thể giúp bạn kiểm soát lượng ăn và thời gian ăn mỗi bữa trong khoảng 20-30 phút.

Ăn không dưới 12 loại thực phẩm mỗi ngày

Càng đa dạng loại thực phẩm thì càng tốt cho đường huyết. Vì ăn càng nhiều loại thực phẩm thì thời gian hấp thụ càng lâu, càng có lợi cho việc kiểm soát đường huyết sau bữa ăn.

Tuy nhiên, số lượng bữa ăn nên cố định, không nên tăng khẩu phần ăn một cách mù quáng chỉ để tăng sự đa dạng của món ăn.

Điều chỉnh thứ tự ăn uống

Chúng ta nên ăn rau trước, sau đó mới đến protein và chất béo, các món còn lại ăn thực phẩm thiết yếu.

Tập thể dục thích hợp sau bữa ăn

Thông thường chúng ta nên tập thể dục sau bữa ăn và bắt đầu tập thể dục nửa giờ trước khi lượng đường trong máu đạt đỉnh. Nên chọn các bài tập aerobic như chạy bộ, đi bộ nhanh... cường độ tập không quá cao và thời gian tập từ 30 - 45 phút.

Bệnh nhân đái tháo đường có thể theo dõi lượng đường trong máu để biết khi nào lượng đường trong máu của họ đạt đỉnh.

Kiểm soát tốt lượng đường huyết trước bữa ăn

Bệnh nhân đái tháo đường có lượng đường huyết biến động phải đo đường huyết trước bữa ăn. Nếu kiểm soát được lượng đường huyết trước bữa ăn dưới 7mmol/L thì lượng đường huyết sau bữa ăn sẽ dễ kiểm soát hơn.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn