MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Kiểm soát tăng huyết áp khi mang thai là rất quan trọng. Ảnh: AI - Thiện Nhân

Cách kiểm soát tăng huyết áp khi mang thai và những rủi ro cần lưu ý

NGỌC THÙY (THEO BOLDSKY) LDO | 25/05/2024 15:21

Nếu không được kiểm soát, tăng huyết áp có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ và bé. Vì vậy, hiểu cách kiểm soát tăng huyết áp khi mang thai là điều cần thiết với các bà mẹ để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh.

Tiến sĩ, bác sĩ Chethan TL, nhà tư vấn Nội khoa tại Bệnh viện Kinder (Ấn Độ) đã chia sẻ vấn đề trên và nêu tầm quan trọng của việc kiểm soát tăng huyết áp thai kỳ hoặc huyết áp cao khi mang thai.

Tăng huyết áp khi mang thai là gì?

Huyết áp cao khi mang thai, hay còn gọi là tăng huyết áp, là tình trạng có thể gây ra những rủi ro đáng kể cho cả mẹ và bé. Điều cần thiết là phải hiểu các loại tăng huyết áp có thể xảy ra trong thai kỳ, các biến chứng tiềm ẩn và chiến lược kiểm soát tình trạng này để đảm bảo mang thai an toàn và khỏe mạnh.

Tiến sĩ Chethan TL cho biết: “Huyết áp cao khi mang thai có thể dẫn đến nhiều biến chứng khác nhau, bao gồm bong nhau thai, chuyển dạ sớm và thậm chí là co giật”.

Tăng huyết áp khi mang thai được phân thành nhiều loại

1. Tăng huyết áp mạn tính: Huyết áp cao xuất hiện trước khi mang thai hoặc được chẩn đoán trước tuần thứ 20 của thai kỳ.

2. Tăng huyết áp thai kỳ: Huyết áp cao phát triển sau tuần thứ 20 của thai kỳ mà không có dấu hiệu tiền sản giật.

3. Tiền sản giật: Một tình trạng nghiêm trọng thường xảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ, đặc trưng bởi huyết áp cao và các dấu hiệu tổn thương hệ thống cơ quan khác, thường là gan và thận.

4. Tăng huyết áp mạn tính kèm tiền sản giật: Xảy ra khi phụ nữ bị tăng huyết áp mạn tính bị tiền sản giật.

Triệu chứng

Theo Tiến sĩ Chethan TL, mặc dù bản thân huyết áp cao có thể không gây ra các triệu chứng đáng chú ý nhưng tiền sản giật có thể xuất hiện với một số dấu hiệu, bao gồm:

Đau đầu dữ dội; Thay đổi thị lực (mờ, nhạy cảm với ánh sáng hoặc mất thị lực); Đau bụng trên, thường ở dưới xương sườn bên phải; Buồn nôn hoặc nôn mửa; Hụt hơi; Sưng tay, chân hoặc mặt đột ngột.

Rủi ro và biến chứng

Bác sĩ Chethan TL cho biết, phụ nữ có nguy cơ cao huyết áp khi mang thai bao gồm những người đang mang thai lần đầu, bị huyết áp cao ở lần mang thai trước, bị tăng huyết áp mạn tính hoặc bệnh thận mạn tính, đang sinh nhiều con, có gia đình và tiền sử huyết áp cao khi mang thai, béo phì, mắc bệnh tiểu đường hoặc trên 40 tuổi.

Biến chứng đối với mẹ: Có thể tiến triển thành sản giật, đặc trưng bởi co giật và hội chứng HELLP - một rối loạn gan nghiêm trọng. Hay nhau thai tách ra khỏi tử cung quá sớm, có thể gây chảy máu nghiêm trọng và gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Ngoài ra, còn có nguy cơ gia tăng do huyết áp tăng cao và tổn thương nội tạng, đặc biệt là gan và thận.

Đối với bé: Huyết áp cao có thể dẫn đến sinh non, cân nặng khi sinh thấp. Trong trường hợp nghiêm trọng, huyết áp cao có thể dẫn đến tử vong thai nhi.

Cách kiểm soát huyết áp cao khi mang thai

Tiến sĩ Chethan TL khuyên phụ nữ nên lập kế hoạch mang thai phù hợp, kiểm soát huyết áp trước khi thụ thai, duy trì cân nặng khỏe mạnh và theo dõi huyết áp bằng máy đo tại nhà. Ngoài ra cần giữ thói quen ăn uống lành mạnh.

Những phụ nữ đi làm có lối sống năng động có thể được hưởng lợi từ lối sống tích cực và rất tốt trong việc kiểm soát bệnh cao huyết áp khi mang thai. Nhưng tình trạng căng thẳng tại nơi làm việc có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát bệnh tăng huyết áp và huyết áp.

Phụ nữ béo phì sẽ gặp khó khăn trong việc kiểm soát chứng tăng huyết áp khi mang thai và việc duy trì lối sống năng động là rất quan trọng.

Duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống khi mang thai và tránh các tình trạng căng thẳng là rất quan trọng để kiểm soát huyết áp.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn