MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Bác sĩ chia sẻ cách xử trí trẻ quấy khóc, mất ngủ hậu COVID-19. Ảnh: Xinhua

Cách xử trí trẻ quấy khóc, mất ngủ hậu COVID-19

Bác sĩ Nhi khoa Hà Đình Bổng LDO | 26/03/2022 09:00
Theo bác sĩ Nhi khoa Hà Đình Bổng - thành viên hỗ trợ online chăm sóc điều trị F0 tại nhà - cho biết, trẻ quấy khóc, không chịu ngủ, ngủ ít hậu COVID-19 sẽ gây ảnh hưởng đến nhịp sinh học của cơ thể và tác động xấu đến sự phát triển toàn diện của trẻ.

Bên cạnh việc gây ảnh hưởng đến nhịp sinh học của cơ thể và tác động xấu đến sự phát triển toàn diện của trẻ, tình trạng này kéo dài còn khiến bố mẹ mệt mỏi, mất ngủ và rơi vào stress, trầm cảm.

Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ là: Các bệnh lý, ăn uống thiếu chất (canxi, vitamin, kẽm, sắt...), các yếu tố phòng ngủ và môi trường xung quanh trẻ.

Theo bác sĩ Hà Bổng, cha mẹ nên tìm sự trợ giúp từ bác sĩ Nhi khoa để giải quyết các bệnh lý con có thể mắc phải. Bên cạnh đó, giúp trẻ nhận biết ngày đêm, điều chỉnh đồng hồ sinh học, áp dụng nguyên tắc “nhiều ánh sáng và tiếng động vào ban ngày, yên lặng vào ban đêm".

Phụ huynh nên vui chơi với trẻ vào ban ngày, hạn chế để trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày. Cho trẻ tắm nắng vào sáng sớm, đảm bảo bữa ăn đủ dinh dưỡng, trẻ ăn đủ lượng theo tuổi. Tắm cho trẻ sạch sẽ vào buổi chiều tối với nước ấm trong phòng kín.

Đồng thời, đảm bảo tã bỉm khô thoáng sạch sẽ. Massage da trẻ với tinh dầu hoặc kể chuyện hát ru cho trẻ nghe trước khi bắt đầu ngủ. Phụ huynh cũng có thể vỗ ợ hơi cho trẻ 5-10 phút trước khi đặt con ngủ. 

Với trẻ nhỏ, cha mẹ có thể quấn trẻ ngủ hoặc ôm trẻ, giúp trẻ có cảm giác an toàn như trong bụng mẹ. Đồng thời, tạo cho con môi trường ngủ thật thoải mái như ngủ trong phòng tối, nếu có sử dụng đèn ngủ nên chọn đèn ngủ ánh sáng đỏ hoặc cam.

Hạn chế âm thanh xung quanh trẻ như nói chuyện, nhạc, tiếng ồn khác. Nhiệt độ phòng thích hợp từ 24-25 độ C. Ngoài ra, nên dùng xả vải và xịt phòng mùi dịu nhẹ, loại bỏ mùi ẩm mốc khó chịu.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn