MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Siêu âm thai - thai phụ 34 tuần phát hiện thai nhi bị đục thuỷ tinh thể bẩm sinh. Ảnh: BVCC

Đi siêu âm, thai phụ phát hiện con bị đục thuỷ tinh thể bẩm sinh

Thanh Vân LDO | 03/07/2023 12:00

Thai phụ mang thai tuần thứ 34, đi siêu âm phát hiện con bị đục thuỷ tinh thể bẩm sinh do di truyền từ đời ông.

Ngày 3.7, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) cho biết, một sản phụ mang thai lần 2, thai 34 tuần, phát hiện thai nhi bị đục thuỷ tinh thể bẩm sinh khi siêu âm tại Phòng khám Đa khoa Hùng Vương - Sơn Dương.

Tiền sử gia đình thai phụ có bố chồng, chồng và con đầu đều bị bệnh đục thuỷ tinh thể.

Theo bác sĩ Giang Tiến Trung - Phó trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh (Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương) đục thể thủy tinh bẩm sinh là một dị tật bẩm sinh hiếm gặp của mắt xảy ra trước khi sinh hoặc ngay lúc vừa mới sinh. 

Khi một trẻ nhỏ bị đục thủy tinh thể bẩm sinh sẽ không thể nhìn rõ bằng mắt như những đứa trẻ bình thường khác. Điều này khiến cho mắt và não của trẻ nhỏ khó phối hợp với nhau, ảnh hưởng đến sự phát triển thị giác và chuyển động của mắt cũng kém chính xác hơn.

Hầu hết không tìm ra nguyên nhân của bệnh đục thể thủy tinh bẩm sinh, rất hiếm trẻ em bị bệnh này, một số nguyên nhân có thể nghi ngờ gây ra đục thủy tinh thể bẩm sinh như sau:

- Nguyên nhân có thể do di truyền: Nếu trong gia đình có tiền sử mắc bệnh đục thủy tinh thể thì nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, khả năng trẻ em sinh ra bị đục thủy tinh thể bẩm sinh là rất cao.

- Dị tật bẩm sinh: Một số dị tật bẩm sinh do sự bất thường ở trên nhiễm sắc thể như hội chứng chondrodysplasia, hội chứng Down, hội chứng loạn sản ngoại bì, ...

- Nhiễm trùng trong quá trình mang thai: Một số bệnh nhiễm trùng mà người mẹ có thể mắc phải khi đang mang thai có thể làm tăng nguy cơ sinh con bị đục thủy tinh thể bẩm sinh như: Bệnh giang mai, HIV, bệnh rubella, bệnh sởi, mụn rộp, thủy đậu, bệnh toxoplasmosis....

- Các tổn thương khi mang thai: Trong những trường hợp bà mẹ đang mang thai bị chấn thương về thể chất như bạo lực thân thể, té ngã, tai nạn xe,... có thể khiến mắt của trẻ bị chấn thương.

- Bị hạ đường huyết trong quá trình mang thai: Với những thai phụ bị bệnh đái tháo đường, việc không kiểm soát tốt có thể dẫn đến nguy cơ đường huyết cao quá mức hoặc hạ đường huyết. Những tình trạng này có thể dẫn đến hỏng các cơ quan trong cơ thể, như mạch máu, mắt, dây thần kinh của cả bé và mẹ.

- Sinh non: Đối với những trẻ em sinh ra trước 37 tuần sẽ dễ gặp các vấn đề về sức khỏe hơn.

Đa số đục thủy tinh hể bẩm sinh đều phải cần đến phẫu thuật để có thể lấy bỏ thủy tinh thể đục.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn