MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Việc cắt bỏ lượng đường có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì cân nặng phù hợp cho người bị tiểu đường. Đồ họa: Trang Hà

Kiểm soát hiệu quả tiểu đường ở phụ nữ

Ngọc Thùy LDO | 14/05/2023 15:00

Theo Boldsky, một phụ nữ mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ đột quỵ cao gấp 4 lần so với một phụ nữ không mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, người mắc còn có thể gặp các triệu chứng đặc trưng, nhất là nhiễm trùng nấm men (nhiễm nấm Candida).

Phần lớn các triệu chứng bệnh tiểu đường giống nhau ở cả phụ nữ và nam giới. Tuy nhiên có một số triệu chứng chỉ có ở phụ nữ.

Nhiễm nấm Candida

Có thể xảy ra bất cứ đâu trên cơ thể nhưng phổ biến nhất là ở âm đạo, gây ngứa ngáy, kích ứng.

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, PCOS có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Kháng insulin trong PCOS được cho là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường type 2. Nó là tình trạng insulin sản xuất ra không được sử dụng hiệu quả, dẫn đến dư thừa trong máu.

Một điều quan trọng cần nhớ là bệnh tiểu đường là bệnh mạn tính, vì vậy khi được chẩn đoán mắc bệnh chỉ có thể dùng thuốc để kiểm soát lượng đường trong máu. Ngoài ra, để đối phó với bệnh tiểu đường một cách hiệu quả, chuyên gia có một số lời khuyên sau:

Chọn nguồn carbonhydrate lành mạnh

Nên chọn các loại thực phẩm có nguồn carb lành mạnh như: gạo lứt, yến mạch, trái cây, rau và các sản phẩm từ sữa (ít béo).

Cắt giảm lượng đường

Thay thế đồ uống đóng chai, nước tăng lực, nước ép trái cây bằng nước lọc, sữa nguyên chất hoặc cà phê và trà không đường. Việc cắt bỏ lượng đường có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì cân nặng phù hợp.

Ăn ít muối

Ngoài việc làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ, sử dụng lượng muối cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp. Hơn nữa, khi đã mắc bệnh tiểu đường, khả năng cao sẽ mắc phải các loại bệnh trên. Vì vậy bạn nên hạn chế lượng muối sử dụng ở mức 6 gam (một thìa cà phê) mỗi ngày.

Không phụ thuộc vào thực phẩm bổ sung

Bổ sung khoáng chất và vitamin chưa được chứng minh là giúp kiểm soát bệnh tiểu đường. Vì vậy thay vì sử dụng thực phẩm chức năng, người bị tiểu đường nên chọn các loại thực phẩm hạn chế làm tăng đường huyết như: rau củ không tinh bột, trái cây ít ngọt, các loại hạt, ngũ cốc.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn