MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Trẻ xuất hiện các mụn nước nhỏ mọc thành đám, trên nền da mẩn đỏ. Ảnh: BNA

Mách cách điều trị rôm sảy ở trẻ em

Trang Thiều LDO | 14/04/2022 16:00

Theo các bác sĩ, đa số trẻ bị rôm sảy khi trời nắng nóng, thời tiết mát mẻ các mẩn trên da có thể tự lặn và không gây tác hại gì. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp mụn rôm làm trẻ ngứa, gãi nhiều gây trầy xước da, bị nhiễm khuẩn.

Theo bác sĩ Nguyễn Mạnh Cường - chuyên khoa Nhi - Bệnh viện Quân Y 103, vào mùa hè nóng nực, trẻ hay mắc rôm sảy. Theo đó, đây là một bệnh da đơn giản, tự khỏi khi trời mát, nhưng nếu không biết chăm sóc sẽ để lại nhiều hậu quả.

Tình trạng này thường xuất hiện ở các vị trí tiết nhiều mồ hôi như cổ, vai, ngực, da đầu, lưng hoặc ở kẽ nách, háng. Triệu chứng là nổi các nốt sần đỏ, mụn nước dưới da, sau đó nổi mẩn đỏ và có cảm giác gai, ngứa cho trẻ, đôi khi xuất hiện mụn mủ trắng do bội nhiễm.

Theo bác sĩ Cường, bệnh có thể tự khỏi, không gây tác hại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp do quá ngứa, trẻ gãi nhiều khiến da bị trầy xước, nếu không vệ sinh cẩn thận có thể gây nhiễm khuẩn, tụ mủ.

Chia sẻ về cách xử trí tình trạng rôm xảy ở trẻ em, bác sĩ Nhi khoa Nguyễn Mạnh Cường cho biết, cha mẹ cần tắm cho trẻ thường xuyên, giữ da thông thoáng để không bị bít tắc lỗ chân lông, mao mạch... Ngoài ra, khi thay quần áo cho con, phụ huynh nên chọn những bộ quần áo rộng rãi, tã lót mỏng, thấm hút mồ hôi.

Bên cạnh đó, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều, bởi đây là khoảng thời gian các tia UVA và UVB cực độc từ mặt trời hoạt động mạnh nhất, gây hại cho da.

Đồng thời, tắm cho trẻ bị rôm sảy bằng lá khế, dâu tằm, gừng tươi... Phụ huynh cũng có thể bôi thuốc như dung dịch calamine làm dịu ngứa; anhydrous, lanolin (làm ẩm da) giúp ngăn ngừa tình trạng bít tắc các ống tuyến mồ hôi và ngưng phát sinh các nốt rôm mới.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn