MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Nước lọc rất tốt với bệnh nhân có axit uric cao. Ảnh: Thanh Ngọc

Mật ong, soda, nước lọc, loại nào tốt cho người axit uric cao?

HẠ MÂY (Theo aboluowang) LDO | 31/01/2023 14:00
Đối với những bệnh nhân có axit uric cao không nên uống nước một cách bừa bãi vì có thể gây ảnh hưởng đến việc kiểm soát bệnh. 

Nước mật ong

Hàm lượng đường trong mật ong khoảng 75%, chủ yếu là glucose và fructose. Do đó, đối với những người có axit uric cao không nên uống nước mật ong đặc. Nếu không, đường fructose và năng lượng nạp vào cơ thể có thể vượt quá tiêu chuẩn, không tốt cho việc kiểm soát bệnh.

Nếu bạn thực sự muốn uống, bạn có thể thỉnh thoảng uống một ít nước mật ong nhạt trong thời gian không bệnh ổn định.

Soda

Nước soda có tác dụng trung hòa axit uric, người có axit uric cao có thể uống điều độ.

Tuy nhiên, hãy chú ý đến danh sách thành phần, chúng ta nên chọn nước soda tự nhiên có chứa natri bicacbonat. Không nên chọn nước soda tổng hợp, nhiều loại nước soda tổng hợp đã cho thêm chất tạo ngọt và hương vị không tốt cho bệnh.

Cũng cần lưu ý rằng không được phép uống quá nhiều nước soda, vì lượng natri quá nhiều cũng có hại cho sức khỏe.

Nước lọc

Đối với bệnh nhân gút, nước lọc là thức uống tốt nhất. Duy trì đủ nước uống có lợi cho việc thúc đẩy bài tiết axit uric và có tác dụng phụ trợ nhất định trong việc giảm nồng độ axit uric.

Các hướng dẫn về chế độ ăn khuyến cáo người trưởng thành bình thường hoạt động thể chất nhẹ nên uống 1.500-1.700ml nước mỗi ngày.

Đối với bệnh nhân axit uric cao, lượng nước uống nên tăng lên một cách hợp lý, ít nhất 2.000ml mỗi ngày và uống chia làm nhiều lần.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn