MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Những nguyên nhân gây axit uric cao và cách ngăn ngừa

HÀN LÂM (THEO STEP TO HEALTH) LDO | 28/11/2022 20:30
Nếu bạn có nồng độ axit uric trong máu cao, điều này sẽ gây khó khăn cho việc đào thải của thận. 

Nồng độ axit uric cao có thể gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là tăng nguy cơ bệnh gút. Theo bác sĩ Mayo Clinic từ Bệnh viện Đại học Burgos, Bồ Đào Nha, axit uric cao có các nguyên nhân sau:

 Axit uric cao cũng bắt nguồn từ béo phì. Ảnh đồ họa: Hàn Lâm

Chế độ ăn uống nghèo nàn

Mặc dù nó không phải là nguyên nhân duy nhất nhưng theo nhiều chuyên gia, nguyên nhân thiếu axit uric là do bạn ăn ít, hay chế độ ăn uống quá nghèo nàn, không đủ chất.

Đường tinh luyện

Ăn nhiều thực phẩm giàu đường như kẹo, đường tinh luyện, bánh ngọt, đồ uống có đường, nước ép trái cây chế biến hoặc sôcôla cũng có thể gây ra vấn đề này.

Nghiên cứu từ Đại học San Sebastian (Chile) cho thấy thực phẩm giàu sucrose và fructose cũng có thể làm tăng nồng độ axit uric của bạn. Nguyên là là vì chúng có liên quan chặt chẽ với gen SLC2A9 (mã hóa chất vận chuyển glucose và fructose GLUT9).

Thuốc lợi tiểu

Những loại thuốc lợi tiểu làm tăng sản xuất nước tiểu để giúp kiểm soát huyết áp cao. Tuy nhiên, cùng với đó, thận đào thải nhiều nước hơn, làm tăng nguy cơ axit uric cao do thận không thể xử lý kịp.

Béo phì hoặc thừa cân

Nghiên cứu từ Đại học Y khoa Mariana Grajales Coello (Cuba) cho thấy, cân nặng ảnh hưởng đến nguy cơ phát triển bệnh gút, một căn bệnh xảy ra khi axit uric tích tụ và tạo thành các tinh thể trong khớp. Do đó, bệnh béo phì, tăng huyết áp và tiểu đường làm tăng sản xuất axit uric trong cơ thể  và khiến việc đào thải axit uric trở nên khó khăn hơn.

Khuyến nghị chế độ ăn uống

Nếu bạn bị tăng axit uric máu nhẹ thì bạn có thể dễ dàng điều trị bằng cách thay đổi chế độ ăn uống. Ví dụ, thực phẩm chứa nhiều chất xơ có thể làm giảm nồng độ axit uric trong máu và khuyến khích ruột hấp thụ axit uric tốt hơn. 

Tiêu thụ rau xanh giúp ngăn ngừa axit uric cao. Ảnh đồ họa: Hàn Lâm

Thực phẩm chứa nhiều chất xơ: yến mạch, rau chân vịt, bông cải xanh,...

Tránh các loại thực phẩm như: chất  béo; đường, rượu bia, bánh ngọt... (Chất béo làm tăng chất béo trung tính, tích tụ vào động mạch và có thể gây ra cơn đau tim. Bánh ngọt và đồ nướng có lượng chất béo bão hòa cao).

Lời khuyên khác

Uống đủ nước

Tránh ăn quá nhiều muối để tránh giữ nước.

Bám sát chế độ ăn kiêng dựa trên trái cây và rau quả.

Giảm tiêu thụ thịt đỏ và xúc xích.

Tập thể dục, vận động thường xuyên.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn