MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Những tác nhân khiến cơ thể âm thầm mắc ung thư phổi

Hương Sơn LDO | 23/04/2022 06:00
Theo Eatthis, ung thư phổi là loại ung thư phổ biến thứ ba và là nguyên nhân gây tử vong do ung thư hàng đầu hiện nay. Hít phải khói thuốc, môi trường sống độc hại… khiến cho ung thư phổi gõ cửa nhanh chóng. 

Theo một thống kê của Mỹ vào năm 2020, ước tính có khoảng 228.820 người được chẩn đoán mắc ung thư phổi và 135.720 người đã chết vì căn bệnh này. Vì thế, việc chẩn đoán ung thư phổi rất quan trọng, vì có quá nhiều tác nhân tưởng chừng không mấy quan tâm nhưng là nguyên nhân chính khiến phổi bị tổn thương, mang bệnh. 

Dấu hiệu của ung thư phổi

Các dấu hiệu của ung thư phổi là ho dai dẳng, ho ra máu, đau ngực, khó thở và sụt cân không lý do. Tuy nhiên, nhiều loại bệnh không phải ung thư, thậm chí cả thuốc, cũng gây ra các triệu chứng này.

Yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư

Nam giới trên 55 tuổi thuộc nhóm nguy cơ cao. Hút thuốc và phơi nhiễm thuốc thụ động là các yếu tố cần tránh vì có thể gây ung thư phổi khi làm tổn thương các tế bào trong phổi. Bởi trong thuốc lá có Radon là loại khí được hình thành khi uranium phân hủy và có thể thấm vào nhà thông qua các vết nứt trên nền móng. Bức xạ cũng gây ung thư phổi bằng cách làm hỏng các tế bào trong phổi.

Amiăng là khoáng chất được sử dụng trong vật liệu xây dựng và cách nhiệt cho đến những năm 1970. Ô nhiễm không khí chứa các hạt nhỏ cũng có thể gây hại cho phổi. Nam giới trên 55 tuổi dễ mắc ung thư phổi vì thường hút thuốc hơn phụ nữ.

Ngoài ra, có các yếu tố khác như: Ô nhiễm không khí, tiếp xúc với khí phóng xạ, các loại axit độc hại của nhà máy…. 

Phòng tránh và điều trị ung thư phổi

Sống ở khu vực có không khí sạch hoặc sử dụng bộ lọc để giảm ô nhiễm không khí. Ngừng hút thuốc và không ở gần khu vực có khói thuốc. Chụp CT ngực nếu bạn đã tiếp xúc với amiăng.

Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào như trên, điều quan trọng là phải đến gặp bác sĩ. Chẩn đoán và điều trị sớm là cách tốt nhất để tăng cơ hội sống sót sau ung thư phổi.

Các chuyên gia khuyến nghị tầm soát ung thư phổi hằng năm ở người lớn từ 50 đến 80 tuổi có tiền sử hút thuốc ít nhất 20 năm.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn